【kqbdmobi】Cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế tạo thuận lợi cho người nộp thuế
Kết quả cải cách,ảicáchhiệnđạihóangànhThuếtạothuậnlợichongườinộpthuếkqbdmobi hiện đại hóa ngành Thuế
Trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống chính sách thuế đã được sửa đổi, bổ sung theo đúng kế hoạch, chương trình cải cách đã đề ra. Cụ thể, các chính sách thuế liên tục được rà soát, điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ động viên về thuế cho người nộp thuế (NNT) với quy mô điều chỉnh lớn phù hợp với định hướng phát kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế.
Cũng trong giai đoạn 2011-2020, công tác quản lý thuế (QLT) đã được hiện đại hóa theo thông lệ quốc tế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thuế các cấp được kiện toàn, tinh giảm; công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT được đổi mới về phương pháp, đa dạng hóa về hình thức và bước đầu chuyên sâu về nội dung; ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử trong tất cả các khâu của công tác QLT, qua đó từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLT, góp phần thúc đẩy đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho người dân và DN.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, ngành Thuế đã đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện cơ chế liên thông giữa TTHC thuế với một số TTHC khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện TTHC cho DN và người dân. Nhờ đó, đến nay, ngành Thuế đã hoàn thành việc đơn giản hoá 222 TTHC; Cắt giảm 194 TTHC (từ 498 thủ tục xuống còn 304 TTHC); Điện tử hóa 194/304 TTHC, đáp ứng yêu cầu điện tử mức độ 3, 4.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, trong giai 2011-2020, tổng thời gian nộp thuế đã giảm từ 650 giờ xuống còn 237 giờ (giảm được 413 giờ), tương đương giảm 63,5% thời gian nộp thuế, góp phần nâng mức độ thuận lợi về thuế của Việt Nam từ thứ hạng 147 lên 109 (tăng 38 bậc). Việt Nam cũng được đánh giá là một trong bốn quốc gia khu vực Đông Nam Á có sự cải thiện vượt bậc mức độ thuận lợi về thuế.
Mặt khác, Luật QLT đã được sửa đổi thể hiện đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, tạo cơ sở cho QLT hiện đại, tiệm cận với những chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Luật sửa đổi bổ sung Luật QLT đã tạo cơ sở pháp lý cho cải cách thủ tục QLT theo hướng thống nhất, công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra; Tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh giữa tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế; Góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT hiện đại cho công tác QLT, trong đó có việc áp dụng rộng rãi, phổ biến QLT điện tử, giao dịch điện tử trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật và tự động hoá các quy trình nghiệp vụ thuế
Trên cơ sở ứng dụng CNTT, đặc biệt các quy trình có liên quan trực tiếp đến NNT nhằm tạo thuận lợi cho NNT và nâng cao trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ. Cùng với đó, cơ quan thuế đã tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các TTHC của NNT bằng phương thức điện tử trong tất cả các khâu: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế…
Thực hiện liên thông điện tử tự động giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký DN và Hệ thống thông tin đăng ký thuế, giúp đơn giản hoá và giảm thời gian thực hiện cả hai thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho DN; giảm đáng kể chi phí tài chính và thủ tục hồ sơ cho NNT.
Mặt khác, ngành Thuế đẩy mạnh kê khai thuế điện tử thông qua việc kết nối hệ thống ứng dụng ngành Thuế với 12 nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng internet (T-VAN); thí điểm triển khai kết nối liên thông điện tử giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký đất đai trong việc trao đổi thông tin phục vụ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai; ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước (NSNN) với 55 ngân hàng thương mại (trong đó có 36 ngân hàng trong nước và 19 ngân hàng nước ngoài) để cung cấp các dịch vụ nộp thuế điện tử hiện đại cho NNT.
Tính đến 31/12/2020, ngành Thuế đã phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thuế điện tử cho 100% NNT là DN và hợp tác xã tại bộ phận “một cửa liên thông”; đã có 99,9% DN tham gia khai thuế điện tử; 98,76% DN đăng ký nộp thuế điện tử; 95,5% DN tham gia hoàn thuế điện tử.
Để tiếp tục cắt giảm tối đa thời gian và công sức cho cán bộ thuế trong việc rà soát lựa chọn DN có rủi ro cao về thuế, ngành Thuế đã áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ khai thuế, giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Nhờ đó, tạo thuận lợi cho việc rà soát, lựa chọn DN có rủi ro cao về thuế cần kiểm tra, đảm bảo công bằng, minh bạch trong hoàn thuế, góp phần nâng cao hiệu quả QLT, khuyến khích, thúc đẩy NNT tuân thủ pháp luật thuế ngày càng tốt hơn.
Mặt khác, thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Trung ương và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, thời gian qua, ngành Thuế đã thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy QLT theo hướng tinh gọn đầu mối, hợp lý, khoa học, hiệu quả, đảm bảo tăng cường năng lực thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Theo đó, ngành Thuế đã kiện toàn, tinh giảm bộ máy ở tất cả các cấp tổng cục, cục thuế và chi cục thuế. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Tổng cục Thuế đã được kiện toàn, giảm cấp phòng tại các vụ/đơn vị; giảm số lượng các phòng tại các cục thuế; sáp nhập tinh giảm đầu mối các chi cục thuế. Phân bổ lại nguồn nhân lực theo nguyên tắc ưu tiên biên chế cho những địa bàn trọng điểm, số thu lớn, số đối tượng nộp thuế nhiều. Nghiêm túc thực hiện Kế hoạch chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế.
Thực tiễn cho thấy, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng CNTT để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao, đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho NNT, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong khi vẫn đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN.
Đồng thời, ngành Thuế đã kịp thời nâng cấp và mở rộng triển khai các dịch vụ công trực tuyến (mức độ 3, 4) để phục vụ người dân, DN và các tổ chức trong khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với những thay đổi của chính sách.
Cùng với đó, ngành Thuế đã triển khai, hỗ trợ các DN tham gia thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; tăng cường chia sẻ thông tin, nội dung đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin cho người dân và toàn xã hội; xây dựng và mở rộng các kết nối, trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài nhằm đơn giải hóa TTHC, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Một số vấn đề đặt ra trong cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế
Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, khiến dư địa nguồn lực của cả khu vực nhà nước, DN và người dân bị suy giảm. Trong bối cảnh đó, việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu đặt ra yêu cầu đối với cơ quan thuế Việt Nam phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy nhanh thực hiện việc chuyển đổi số trong toàn ngành Thuế; tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách với cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ DN và người dân; khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh, nâng cao hơn nữa năng lực QLT trong nước và kiểm soát các vấn đền về xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, xu hướng cải cách chính sách thuế của các nước trong những năm gần đây chủ yếu là cân bằng giữa tăng thu ngân sách và khuyến khích tăng trưởng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, cạnh tranh về vốn, lao động trên thế giới gia tăng, các nước lần lượt đưa ra những chính sách ưu đãi thuế để cạnh tranh thu hút đầu tư, tháo gỡ và giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình phục hồi nền kinh tế.
Đây cũng là thời điểm để ngành Thuế có cơ hội tiếp cận ngày càng nhiều hơn với thông lệ quốc tế tốt nhằm sửa đổi hệ thống chính sách thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý và áp dụng công cụ QLT tiên tiến hiện đại, tạo ra khả năng “cạnh tranh về thuế” đối với các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành Thuế cũng đang đối diện với không ít khó khăn, thách thức trong công tác QLT, nhất là việc QLT đối với các DN liên doanh, liên kết đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Luật QLT số 38/2019/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 tạo cơ sở pháp lý cho ngành Thuế cải cách toàn diện và thay đổi phương thức QLT, đồng thời các sắc thuế đã được sửa đổi nhất quán với các định hướng đề ra trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020; qua đó, tạo điều kiện mở rộng cơ sở thuế thích ứng với sự phát triển của các ngành kinh tế, với các mức thuế hợp lý và thể chế quản lý đảm bảo tính minh bạch hơn.
Thực tế cho thấy, một số chính sách hướng dẫn về QLT đã ban hành vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho DN, người dân trong triển khai thực hiện.
Kết quả cải cách tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp (theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ) đã tạo sự thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức trong hệ thống cơ quan QLT từ Trung ương đến địa phương.
Nhờ đó, đã tinh giản các đầu mối cấp phòng tại cấp tổng cục và các cục thuế; giảm được gần 50% số lượng các chi cục thuế trên cơ sở thành lập các chi cục thuế khu vực. Đây là tiền đề cho giai đoạn 10 năm tiếp theo, ngành Thuế Việt Nam thực hiện tổ chức các cục thuế vùng phù hợp với thông lệ QLT quốc tế nhằm tăng hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ công chức, viên chức, xây dựng cơ chế để quản lý và quy định tiêu chí cụ thể về vị trí việc làm, làm cơ sở đánh giá năng lực và khả năng làm việc của cán bộ, công chức đối với công việc được giao nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức viên chức có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu cải cách trong tình hình mới.
Một số mục tiêu cải cách trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thuế điện tử đều đã hoàn thành kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2011-2020, đây là tiền đề quan trọng để ngành Thuế tiếp tục xây dựng phát triển thành một nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhanh, sâu rộng và mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho tất cả các nền kinh tế. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Trong khi đó, hệ thống CNTT dù được chú trọng nâng cấp và hoàn thiện, song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu cải cách, hiện đại hoá QLT và sự thay đổi của hệ thống chính sách, pháp luật thuế. Mức độ tích hợp và tự động hoá chưa cao đã làm hạn chế những tác động tích cực, sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống CNTT đối với công tác QLT.
Giải pháp đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa
Phát huy kết quả đạt được, giai đoạn 2021-2030, ngành Thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đảm bảo thống nhất, minh bạch, rõ ràng; đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí cho người dân và DN. Cùng với đó, ngành Thuế tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp sau:
Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đồng bộ theo hướng: mở rộng cơ sở thuế; đảm bảo tính công bằng; đơn giản, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Duy trì tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; Tiếp tục tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ DN khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế QLT; thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện trên cơ sở phân loại mức độ tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro của NNT. Đơn giản hoá các TTHC và thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ ba, cung cấp, phổ biến đầy đủ, kịp thời quy định của pháp luật thuế, thông tin QLT đến NNT và tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của xã hội trong thực hiện nghĩa vụ thuế; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT để hỗ trợ NNT giảm chi phí thực hiện TTHC thuế, đồng thời nâng cao mức độ tuân thủ tự nguyện của NNT; Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức kinh doanh dịch vụ về thuế phát triển.
Thứ tư, đơn giản hoá hồ sơ, thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, thực hiện TTHC điện tử liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cho NNT.
Duy trì và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuế từ cấp độ 3 trở lên đối với DN và tổ chức; Tập trung hỗ trợ NNT là cá nhân sử dụng các hình thức giao dịch điện tử nhằm tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí hơn nữa cho NNT.
Thứ năm, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra tiếp cận với các thông lệ quốc tế tốt thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với định hướng xây dựng Chính phủ điện tử; Thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro.
Chú trọng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế, phù hợp với quy định pháp luật và sát với thực tiễn của Ngành; thủ tục, quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế được hoàn thiện theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, DN.
Đơn giản hoá các thủ tục quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thời gian xử lý công việc, giảm nợ đọng thuế.
Thứ sáu, xây dựng bộ máy cơ quan thuế có đủ quyền hạn và năng lực; chủ động thực thi pháp luật thuế theo mô hình kết hợp QLT theo chức năng với QLT theo đối tượng, phù hợp với việc áp dụng thuế điện tử và phương pháp quản lý rủi ro theo hướng tự động hóa; bộ máy cơ quan thuế tiếp tục được tổ chức sắp xếp lại theo địa bàn tỉnh, huyện kết hợp với theo khu vực, phù hợp với thực tiễn QLT tập trung và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế.
Thứ bảy, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế; Tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phòng ngừa ngăn chặn những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của công chức thuế đối với NNT và các biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ.
Thứ tám, hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu ngành Thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan. Ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ hướng tới xử lý tự động các quy trình nghiệp vụ QLT và phân tích dữ liệu lớn phục vụ công tác hoạch định chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý rủi ro thuế, quản lý tuân thủ và thanh tra, kiểm tra thuế, điều tra thuế...
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;
2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030;
3. Dự thảo Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021-2030;
4. Ngân hàng Thế giới (2021), Báo cáo một số khuyến nghị đối với Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2021-2030;
5. Báo cáo Môi trường kinh doanh hàng năm (2011-2019) của Ngân hàng Thế giới;
6. Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về cải cách hành chính thuế (năm 2014, 2016, 2019).
ThS. Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Cải cách và Hiện đại hoá, Tổng cục Thuế
Hoàng Vân Anh, Ban Cải cách và Hiện đại hoá, Tổng cục Thuế
(Theo Tạp chí Tài chính)
相关文章
Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
Mong muốn góp sức trồng rừng, chung tay chống biến đổi khí hậu, nhân dịp kỷ niệm2025-01-25Phong phú hoạt động văn hóa, giải trí nhân dịp Quốc khánh 2/9
Trò chơi đĩa bay tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên.Theo đó, từ ngày 15/8 đến ngày 15/9, tại phố đi b2025-01-25Lương Thanh mặc xuyên thấu khoe nội y, MC Mai Ngọc đẹp lạnh lùng
Thảm đỏ của Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2022 tối 25/11 được “thắp s&aac2025-01-25Hà Hồ, Tiểu Vy sang trọng và nổi bật, Lan Khuê đẹp thần thái
Hồ Ngọc Hà sang trọng và quyến rũ khi kết hợp trang phục với hai màu đỏ - đen c2025-01-25Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất
Liên quan đến vụ mánh khóe 'lùa gà' của công ty bất động sản2025-01-25Thúc đẩy hội nhập kinh tế, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các đối tác
Chuyến thăm đầu tiên của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng Ban BCĐLNKT đã thành công2025-01-25
最新评论