Kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất
Vừa qua,ănglãisuấbxh vdqg y Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25 điểm phần trăm) và với đợt tăng lãi suất này, FED đã tăng lãi suất 9 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Động thái trên đã nâng mức lãi suất qua đêm của Ngân hàng trung ương Mỹ lên khoảng 4,75% - 5%. Các dự báo cập nhật cũng cho thấy, 10 trong số 18 nhà hoạch định chính sách của FED vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm nay.
Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ hiện không ảnh hưởng nhiều đến thị trường Việt Nam. |
Việc FED tiếp tục quyết định tăng lãi suất cho thấy cơ quan này vẫn khá kiên định với lộ trình tăng lãi suất đã được đề ra từ trước, bất chấp sự kiện đổ vỡ liên tục của 3 ngân hàng Mỹ. Trong đó, một trong những cuộc đổ vỡ là trường hợp Silicon Valley Bank (SVB) từ việc tăng lãi suất liên tục và kéo dài khiến ngân hàng này bị thua lỗ nặng do các khoản trái phiếu mua trước đó với lãi suất thấp.
Sau khi SVB đổ vỡ, nhiều chuyên gia cũng đưa ra dự báo có thể FED sẽ phải cân nhắc lại các quyết định tăng lãi suất. TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cho biết, sự cố SVB cũng có thể sẽ khiến FED xem xét và điều chỉnh nhẹ kế hoạch điều hành lãi suất thời gian tới.
Mặc dù vậy, động thái tăng lãi suất chỉ ở mức 0,25 điểm phần trăm của FED lần này cũng cho thấy một kịch bản “nhẹ tay” hơn của FED nếu như không có sự cố SVB xảy ra. Bởi lẽ vào giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2023, một số nhà kinh tế cũng có đưa ra một số dự báo về khả năng tăng lãi suất của FED với cường độ mạnh hơn mức 0,25 điểm phần trăm do tình hình lạm phát ở Mỹ đang có dấu hiệu tăng trở lại.
Sau sự cố đổ vỡ của SVB và một số ngân hàng Mỹ khác, các chuyên gia đã đưa ra 3 kịch bản về quyết định của FED là: Thứ nhất, FED vẫn có thể tăng mạnh lãi suất với biên độ có thể lên tới 0,5 điểm phần trăm với mục tiêu tiếp tục quyết tâm kiểm soát lạm phát. Kịch bản thứ hai là FED có thể tạm hoãn lại việc tăng lãi suất để ưu tiên việc giải quyết các vấn đề thanh khoản của các ngân hàng trước. Trong khi đó, kịch bản thứ 3 là FED vẫn tăng lãi suất, nhưng chỉ ở mức 0,25 điểm phần trăm.
Tác động không lớn với kinh tế Việt Nam
Với những gì đã diễn ra, hành động của FED là thực hiện theo kịch bản trung lập, tức vẫn tăng lãi suất, nhưng ở mức nhẹ và đây cũng là kịch bản được giới phân tích cho rằng có nhiều khả năng xảy ra nhất. Theo đó, việc FED tăng lãi suất theo kịch bản trung lập, nên tác động của động thái đối với thị trường tài chính quốc tế cũng không quá lớn.
Sau khi FED tăng lãi suất, giá vàng thế giới đã có phản ứng tăng điểm vào ngày 22/3, nhưng đã quay đầu giảm trở lại vào các ngày tiếp theo do chịu áp lực bán chốt lời. Diễn biến của giá vàng sau động thái tăng lãi suất lần này của FED cũng khác với quy luật thông thường, trước kia lãi suất tăng thường làm cho giá kim loại quý giảm. Tuy nhiên, yếu tố tăng giá của vàng trong ngày 22/3 cho thấy, giới đầu tư đã bớt lo lắng hơn về hành động của FED có thể tăng mạnh lãi suất. Diễn biến tâm lý này đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3 (trước khi xảy ra sự cố SBV), khi đó vàng bị bán ra và giảm giá do những lo ngại về các hành động mạnh tay của FED với lãi suất.
Đối với thị trường Việt Nam, tại thời điểm trước khi FED có quyết định chính thức, một số chuyên gia cho biết, tâm lý thị trường của nhà đầu tư tại Việt Nam có vẻ đặt nhiều kỳ vọng việc FED sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm và thực tế diễn ra đúng như vậy. Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn - CEO của AFA Capital cũng đưa ra đánh giá rằng, bản chất các hành động của FED là họ không muốn làm sốc thị trường tài chính và họ luôn có một lộ trình và quy tắc để họ dựa vào đó để hành xử.
Liên hệ với bối cảnh thị trường tiền tệ Việt Nam, ông Tuấn cho rằng, thị trường trong nước vừa qua có diễn biến độc lập trong chính sách tiền tệ mới là vấn đề đáng quan tâm. Một trong những yếu tố cho thấy sự độc lập đó là việc Ngân hàng Nhà nước vẫn thực hiện quyết định hạ lãi suất điều hành vào giữa tháng 3, trước thời điểm FED có thể có những quyết định của họ về việc có thể tăng lãi suất. Do đó, bối cảnh hiện nay cho thấy động thái của FED hiện không quá quan trọng với thị trường Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn. Một số diễn biến cụ thể cũng cho thấy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn giảm mạnh và đây vẫn là yếu tố nền tảng có thể giúp cho lãi suất ngoài thị trường dân cư cũng giảm theo, đi ngược với diễn biến của FED.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu vẫn giữ lộ trình tăng lãi suất nhưng thận trọng Trước khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã có đợt tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm. Tuy nhiên, ECB cũng cam kết hỗ trợ hệ thống tài chính nếu cần thiết vẫn giữ vững quan điểm về rủi ro giá tiêu dùng chưa có dấu hiệu giảm bớt trong bối cảnh thị trường toàn cầu bất ổn gần đây. Mặc dù biên độ tăng lãi suất lần gần đây nhất của ECB cao hơn so với FED, nhưng mặt bằng lãi suất của ECB mới chỉ là 3%, thấp hơn mức khoảng 4,75-5% hiện nay của FED. Tuy nhiên, mức lãi suất này cũng đã là mức lãi suất cao nhất tại khu vực đồng Euro kể từ 10/2008. |