您的当前位置:首页 > La liga > 【số liệu thống kê về tottenham gặp brentford】Báo động ĐBSCL dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao vọt so với toàn quốc 正文

【số liệu thống kê về tottenham gặp brentford】Báo động ĐBSCL dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao vọt so với toàn quốc

时间:2025-01-12 13:27:09 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Giá phân bón cao chót vót, 2 Bộ họp khẩn bàn cách bình ổnBộ NN&PTNT nói gì về việc giá phân bón liên số liệu thống kê về tottenham gặp brentford

Giá phân bón cao chót vót,áođộngĐBSCLdùngphânbónthuốcbảovệthựcvậtcaovọtsovớitoànquốsố liệu thống kê về tottenham gặp brentford 2 Bộ họp khẩn bàn cách bình ổn
Bộ NN&PTNT nói gì về việc giá phân bón liên tục tăng cao?
Thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, giả nhãn hiệu tràn về biên giới
Báo động ĐBSCL dùng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao vọt so với toàn quốc
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến cuối năm 2020, tổng số lượng sản phẩm phân bón đã được công nhận lưu hành trong cả nước là 24.491 sản phẩm. Các tỉnh ĐBSCL có 5.265 sản phẩm (chiếm 21,5%), trong đó, phân bón vô cơ có 4.273 sản phẩm (chiếm 81,1%); phân bón hữu cơ có 992 sản phẩm (chiếm 18,9%).

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại các tỉnh ĐBSCL do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng nay 27/8/2021, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đánh giá, khu vực ĐBSCL sử dụng nhiều phân bón nhất, hơn 1 tấn/ha, nhiều hơn 42% so với mặt bằng chung cả nước.

Trong đó, về sử dụng phân bón vô cơ, cả nước sử dụng trung bình 560 kg/ha, còn ĐBSCL đã sử dụng đến 754 kg/ha gieo trồng, cao hơn 35% so với mặt bằng chung cả nước; trong khi lượng phân hữu cơ sử dụng chỉ bằng 27,3% so với trung bình toàn quốc.

Tương tự, với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, lượng sử dụng tại khu vực này đang cao hơn mức trung bình toàn quốc gần 72%. Trong đó, điển hình là Tiền Giang, Đồng Tháp có mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học gần gấp 3 lần so với trung bình toàn quốc.

Nếu không được giải quyết, điều này sẽ dẫn tới hệ lụy rất lớn, không chỉ đối với môi trường, sức khỏe con người mà còn dẫn tới tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại, làm suy giảm đa dạng sinh học của các loài thiên địch.

Ông Hoàng Trung thông tin thêm, tính đến hết tháng 4/2021, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 3.414 mà số vùng trồng cho trái cây, rau, hạt giống xuất khẩu trong toàn quốc. Vùng ĐBSCL có 1.258 mã, trong đó, tỉnh Tiền Giang có nhiều nhất là 257 mã.

Năm 2020, Trung Quốc đã yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu xoài từ 12 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói do phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật. Trong số này, Tiền Giang là tỉnh có số vi phạm lớn nhất với 15 mã số vùng trồng và nhà đóng gói; tiếp đó là An Giang (7 mã) và thấp nhất là Vĩnh Long (2 mã).

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cây rau màu là lợi thế rất lớn ở các tỉnh ĐBSCL, tuy nhiên lại có rất ít nghiên cứu, điều tra, thống kê việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

“Cần cho phép Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt hoặc là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có đánh giá chi tiết, cụ thể hơn việc sử dụng các vật tư nông nghiệp cho sản phẩm rau. Chúng ta không chỉ đánh giá về các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn cần đánh giá cả việc tiết kiệm trong sử dụng, tạo sự minh bạch, bền vững trong sản xuất”, ông Tùng nói.

Một số ý kiến khác cho rằng, cần khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như “3 giảm, 3 tăng”, sử dụng các sản phẩm vật tư đầu vào thế hệ mới, thông minh, an toàn với môi trường để tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu.

Việc áp dụng các ứng dụng này cũng cần đi đôi với các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp với điều kiện và cơ sở hạ tầng sẵn có tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đàm phán mở cửa thị trường.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, việc minh bạch thông tin là tôn chỉ của hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu mà Việt Nam đã tham gia.

Bên cạnh mặt tích cực, ĐBSCL còn nhiều vấn đề cần có sự quyết tâm cao về nhận thức, hành động từ mỗi người để chuyển biến nền nông nghiệp nơi đây theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Mọi hoạt động sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều phải công khai để không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

“Cần phải thiết lập được hệ sinh thái hay liên minh của những doanh nghiệp có trách nhiệm đối với nền nông nghiệp, trách nhiệm đối với nông dân và trách nhiệm với thương hiệu quốc gia về nông sản”, người đứng đầu ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, đến cuối năm 2020, cả nước có khoảng 841 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất 29,25 triệu tấn/năm. Các tỉnh ĐBSCL có 343 cơ sở sản xuất phân bón với tổng công suất là 5,8 triệu tấn/năm (chiếm 40,8% về số lượng và 19,9% về công suất so với cả nước).

ĐBSCL là vùng có số lượng cơ sở sản xuất phân bón lớn nhất cả nước, với công suất sản xuất lớn thứ 2, chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, Long An là tỉnh có số lượng cơ sở sản xuất phân bón nhiều nhất trong cả nước, với 202 cơ sở (chiếm 24% so với cả nước và 58,9% so với các tỉnh ĐBSCL).