【c2 lịch thi đấu】Cổ phiếu ngân hàng đột ngột lao dốc, VN
Ngân hàng sẽ gặp khó vì phải hỗ trợ doanh nghiệp?ổphiếungânhàngđộtngộtlaodốc2 lịch thi đấu
Tại cuộc họp giữa Thủ tướng với lãnh đạo các bộ và cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lợi nhuận tất cả ngân hàng có vốn Nhà nước năm nay phải giảm tối thiểu là 40% để đóng góp vào việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Để hạn chế tác động của Covid-19, các ngân hàng được yêu cầu giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ... Hàng trăm ngàn tỷ đồng được sử dụng để phục vụ gói hỗ trợ này. Lẽ dĩ nhiên các ngân hàng sẽ là đối tượng chịu thiệt hại. Điều này cũng đã được các nhà đầu tư dự đoán trước. Thế nhưng khi thông tin từ chính người đứng đầu Ngân hàng nhà nước dự báo sụt giảm tới 40% lợi nhuận thì thị trường bỗng chốc giật mình.
Các cổ phiếu ngân hàng được “điểm mặt chỉ tên” rõ ràng là VCB, BID, CTG chịu tác động rõ nhất. Một số cổ phiếu ban đầu còn tăng, như BID tăng 1,08%, CTG tăng 0,77% nhưng sau đó sụt giảm rất mạnh. VCB lao dốc đến đầu phiên chiều đã "bốc hơi" 4,24%. BID cùng thời điểm giảm khoảng 3,63%, CTG giảm 4,08%. Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng khác cũng chịu ảnh hưởng chung từ nhóm dẫn dắt. Mạnh mẽ như VPB đầu phiên tăng kịch trần mà đến cuối phiên sáng cũng chỉ còn tăng 1,25% so với tham chiếu.
Tuy nhiên, sau đó các cổ phiếu ngân hàng cũng dần giao dịch bình tĩnh hơn. Kết thúc phiên giao dịch, nhóm dẫn dắt vẫn giảm khá mạnh: VCB giảm 1,27%, BID giảm 1,75%, CTG giảm 2,04%. Các mã còn lại đã bớt xấu như TCB chỉ giảm 0,29%, EIB giảm 0,33%, HDB giảm 0,99%. Còn lại MBB tăng 0,95%, STB tăng 1,33%, VPB tăng 6,77%.
Biến động bất ngờ của nhóm ngân hàng là yếu tố tác động chính tới thị trường phiên này. Dù sao các mã ngân hàng cũng có sức mạnh đáng kể đối với VN-Index: VCB, BID, CTG, TCB đều nằm trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường. VN-Index đầu phiên tăng tốt gần 0,5%, sau đó tụt giảm chạm đáy 15 phút đầu phiên chiều, giảm 1,56% trước khi phục hồi về cuối phiên. Đóng cửa chỉ số này tăng nhẹ 0,21% so với tham chiếu.
Ngoài nhóm ngân hàng chao đảo mạnh, không có nhiều blue-chips giảm rõ nét phiên này. Dầu khí cũng khá yếu khi GAS rơi 1,47%, PLX giảm 1,86%, PVD giảm 2,02%, PVT giảm 0,98%, PVS giảm 0,81%... Rất may là các mã lớn khác như VNM chỉ giảm nhẹ 0,1%, VIC giảm 0,42%...
Thị trường phân hóa mạnh
Với mức tăng rất nhẹ 1,62 điểm ngày hôm nay, VN-Index vẫn cố gắng nối dài hơn chuỗi tăng điểm hiện tại. Trong 10 phiên gần nhất thì có 9 phiên tăng, chỉ mới có 1 phiên giảm nhẹ 2,39 điểm ngày 10/4. Tính chung nhịp tăng này cũng đem lại cho chỉ số hơn 105 điểm.
Trong hơn 100 điểm tăng này thì hầu hết là dồn vào 4 phiên đầu tiên. 6 phiên gần đây đà tăng đã chậm lại đáng kể. Đó cũng là điều hợp lý vì cổ phiếu tăng mạnh nhất là vòng T+3 đầu tiên, sau đó bắt đầu bị chốt lời dần. Rất nhiều cổ phiếu trong vòng T+3 gần nhất (4 phiên vừa qua) đã không còn tăng thêm được như BID, BVH, CTD, CTG, HDB, MWG, PNJ, SSI, VHM, VIC, VNM...
VN-Index giảm đà tăng do cổ phiếu bắt đầu phân hóa toàn diện. Ngay trong nhóm blue-chips tình hình cũng chuyển hướng từ nhóm trụ lớn nhất sang các cổ phiếu nhỏ hơn. Các mã như VPB, HPG, FPT, SBT, POW, REE... đã tăng tốt.
Ngoài rổ blue-chips, các cổ phiếu trung bình và nhỏ cũng tăng mạnh hơn bên cạnh sự phân hóa của nhóm đầu cơ. BMI, HSG, TCM, DBC đều tăng vượt 5% hôm nay với thanh khoản cao.
Dòng tiền cũng không còn tập trung vào các mã lớn nhất nữa. Hôm nay FPT, HPG, VPB mới là các mã dẫn đầu thị trường về quy mô giao dịch. Đặc biệt FPT sau khi có thông tin phân tích từ công ty chứng khoán SSI dự báo doanh thu và lợi nhuận quý 1/2020 tăng trưởng tương ứng 16% và 19%, đã thu hút chú ý và thanh khoản tăng vọt lên cao nhất 25 phiên với 4,07 triệu cổ trị giá 196,4 tỷ đồng.
Thanh khoản chung của thị trường hôm nay giảm nhẹ 2% so với hôm qua, đạt 4.661 tỷ đồng tổng giá trị. Tuy nhiên mức giảm này chủ yếu do thỏa thuận giảm. Giao dịch khớp lệnh vẫn tăng hơn 11%, đạt 3.834 tỷ đồng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
3.354 tỷ đồng (+10%) | 229,1 triệu (+14%) | 480 tỷ đồng (+25%) | 50,4 triệu (+40%) |
Khánh Nhi
下一篇:‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
相关文章:
- Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- TP.Thủ Dầu Một: Vượt chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện năm 2024
- Cần Thơ quyết tâm thu ngân sách đạt chỉ tiêu được giao
- Các dự án đầu tư ra nước ngoài lỗ, lãi ra sao?
- Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh
- Điểm mạnh nhất có thể biến thành rủi ro lớn nhất của Bitcoin
- Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Đến thăm “Câu lạc bộ 2 trong 1”…
相关推荐:
- Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- Bài 1: Nhìn nhận, đánh giá đúng cán bộ “bốn dám”
- Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cảnh báo 7 rủi ro bong bóng thị trường
- Ðề nghị thông tin về đồ án quy hoạch làng đại học
- Nhận định, soi kèo Al
- Vì lý do này Bitcoin khó có thể quay lại mốc 40.000 USD
- Ðề nghị nâng cấp mặt đường
- Phố Wall tăng, Nasdaq và S&P 500 lập đỉnh lịch sử
- 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công
- Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục
- 9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- “Trợ lý ảo” VAV
- Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển