XEM CLIP:
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng chiều nay,ửlýsaiphạmnhàBLêTrựcHHLinhĐàmthuộctráchnhiệmHàNộflamengo – athletico-pr ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đặt vấn đề vi phạm trật tự xây dựng khá phổ biến. Ông hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp thế nào?
Ông Hồng cũng đề nghị Bộ trưởng có cam kết trách nhiệm trong phối hợp với TP Hà Nội để xử lý dứt điểm sai phạm tại toà nhà 8B Lê Trực và khu HH Linh Đàm.
ĐB Nguyễn Thanh Hồng |
Trả lời, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, hiện nay có tương đối đầy đủ các quy định về quản lý xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.
Trong thời gian qua, các địa phương có nhiều cố gắng để quản lý, tuy nhiên trên thực tế có những hành vi xây dựng không phép, sai phép vẫn còn cao.
Bộ trưởng Hà sau đó trả lời rất dài nhưng quên mất phần câu hỏi về tòa nhà 8B Lê Trực và chung cư HH Linh Đàm.
Lúc này, Chủ tịch QH liền nhắc Bộ trưởng trả lời thẳng vào câu hỏi của ĐB Hồng.
Bộ trưởng cho hay, cả 2 vụ việc này thuộc trách nhiệm xử lý của Hà Nội.
“Với 8B Lê Trực, chúng tôi được biết, hiện nay Hà Nội đang thực hiện cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Nhưng có vấn đề, khi cưỡng chế, phá dỡ theo chiều ngang thì làm rồi, nhưng phần theo chiều dọc thì có liên quan đến kết cấu và tính khả năng chịu lực của công trình.
Bộ Xây dựng sẵn sàng phối hợp với Hà Nội sử dụng các đơn vị của Bộ để giúp nếu Hà Nội có yêu cầu để đánh gía chính xác và đưa ra phương án xử lý.
Còn HH Linh Đàm là vi phạm đã có rồi thì trách nhiệm xử lý là của Hà Nội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Minh Đạt |
Chưa hài lòng, ĐB Nguyễn Thanh Hồng giơ biển tranh luận lại.
“Tôi thấy sự lúng túng của Bộ rất rõ. Thứ nhất khi nói về tòa nhà 8B Lê Trực, bộ trưởng có nói nếu Hà Nội yêu cầu thì Bộ Xây dựng mới phối hợp, như vậy không đúng với vị trí của một Bộ quản lý nhà nước, giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước.
Còn vụ chung cư HH Linh Đàm, bộ trưởng trả lời đã có sai phạm rồi phải xử lý. Vấn đề đặt ra, cử tri muốn biết bao giờ xử lý được sai phạm này”, ông Hồng nói.
Ông Hồng cho rằng, trả lời của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà mới thấy trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương.
Cũng theo ĐB, trong thảo luận ở tổ, có nhiều ĐBQH là lãnh đạo địa phương phản ánh bây giờ, các Bộ tham mưu cho Chính phủ giải quyết những vấn đề khó khăn của địa phương hầu như rất yếu.
“Có khó mới hỏi các Bộ, nhưng các Bộ cứ trích dẫn văn bản, điều này thậm chí còn gây khó khăn hơn cho địa phương. Câu hỏi mà Bộ trưởng trả lời tôi thấy có lẽ phải tầm Chính phủ.
Tôi đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời với cử tri cam kết việc xử lý sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực và HH Linh Đàm”, ông Hồng nhấn mạnh.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, việc này sẽ được Phó Thủ tướng trả lời vào sáng mai.
Về phần của Bộ trưởng Xây dựng, ông tiếp tục giải đáp tranh luận của ĐB Hồng rằng, việc phối hợp với Hà Nội trong xử lý dự án 8B Lê trực được Bộ thực hiện từ tháng 8/2017, đã có văn bản đôn đốc thực hiện.
Bộ cũng đã giao Cục giám định nhà nước phối hợp, nếu Hà Nội tiếp tục có vấn đề gì Bộ sẵn sàng phối hợp.
ĐB bức xúc trước việc cao ốc mọc trên đất trụ sở di dời
Theo ĐB Trần Thị Dung (Điện Biên), thời gian qua, trụ sở các cơ quan nhà nước… sau khi di dời ra ngoài nội thành Hà Nội không được thu hồi phục vụ cho mục đích cộng cộng, mà lại biến thành chung cư cao tầng, gây sức ép về hạ tầng, dân số, đi ngược với mục tiêu mà Chính phủ đề ra.
ĐB Trần Thị Dung |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nêu ra hàng loạt các căn cứ và quy trình để thực hiện.
Ví dụ như việc lập danh mục, xác định các tiêu chí lộ trình, biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời ra ngoài nội thành...
Tuy vậy, ông thừa nhận việc thực hiện là rất chậm. Mặc dù Hà Nội cũng đã bố trí một số khu vực địa điểm, xây dựng sau khi di dời nhưng việc triển khai vẫn cứ chậm.
“Tóm lại là việc này rất chậm. Việc này trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ nữa. Sau phiên chất vấn này thì phải ngồi lại với các bộ để đánh giá vì sao chậm, giải pháp sắp tới”, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị.
Giơ biển tranh luận, ĐB Trần Thị Dung cho biết, luật Thủ đô được thông qua vào năm 2012 và đã có hiệu lực được 8 năm. Một trong những việc không thực hiện được, mặc dù luật đã quy định là việc di dời trụ sở các bộ, ngành.
Theo quy định của luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời sẽ được ưu tiên phát triển các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế 9 cơ quan, bộ ngành đã được bố trí quỹ đất di dời nhưng lại có đến 7 cơ quan giữ lại trụ sở cũ và chuyển đổi sang xây dựng chung cư cao tầng, không có khu đất nào được sử dụng để xây dựng công trình công cộng.
Ngoài ra cũng chưa thấy có cơ sở giáo dục nào di dời ra ngoài nội thành.
“Tất cả thực trạng trên đã tạo ra sức ép về hạ tầng, dân số, đi ngược với mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra khi thực hiện việc di dời các nhà máy, xí nghiệp, trụ sở bộ, ngành”, bà Dung nói và đề nghị làm rõ vấn đề trên.
Vi phạm rừng Sóc Sơn: Kiểm điểm nhiều giám đốc, chuyển hồ sơ sang công an
Nhiều cá nhân liên quan đến vi phạm đất rừng Sóc Sơn bị kiểm điểm và kỷ luật. Thanh tra TP chuyển hồ sơ vi phạm sang công an để điều tra, xử lý.