当前位置:首页 > La liga

【xem truc tiêp bong da】Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng: Đam mê và lan tỏa tình yêu đờn ca

“Thể điệu nào cũng có cái hay riêng. Càng tìm hiểu,ệnhânưutúVănSángĐammêvàlantỏatìnhyêuđờxem truc tiêp bong da càng chơi thì càng thấm ý nghĩa của từng bài ca, từng thể điệu. Bởi vì tất cả đều rất gần gũi với cuộc sống của mình nhưng lại rất uyên bác, khiến mình yêu thích và muốn gắn bó mãi để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc”. Đó là những chia sẻ đầy tâm huyết của nhạc sĩ Nguyễn Văn Sáng (sinh năm 1970, ngụ phường Bình Chuẩn, TP.Thuận An), người vừa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.


Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Sáng

Đam mê, học hỏi không ngừng

Sinh ra trong một gia đình không có ai hoạt động nghệ thuật, tuy nhiên, bà nội của Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng lại là người đặc biệt thích xem cải lương, nghe đờn ca tài tử (ĐCTT). Ngay từ nhỏ, Văn Sáng thường theo bà nội đi xem cải lương mỗi khi có gánh hát về biểu diễn và nghe âm nhạc cổ truyền trên đài phát thanh. Vì vậy, niềm đam mê âm nhạc trong anh hình thành từ nhỏ và sớm bộc lộ năng khiếu, nhất là nhạc cổ truyền dân tộc.

Thấy con đam mê và có năng khiếu nên cha mẹ cho anh học ĐCTT, vọng cổ ở nhà thầy Tư Lượm từ năm 13 tuổi. Năm 15 tuổi, anh được cha mẹ cho theo học đờn guitar phím lõm tại nhà thầy Ba Lá, sau đó 3 năm theo học đờn thêm tại nhà thầy Sáu Giác. Năm 22 tuổi, anh tiếp tục học đờn guitar phím lõm tại nhà thầy Tư Còn. Trong thời gian học đờn tại nhà thầy Ba Lá, Sáu Giác, Tư Còn, anh chủ yếu đờn các bản ĐCTT, vọng cổ, chập cải lương. Chia sẻ về lý do học đờn ca, Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng bộc bạch: “Ban đầu, học đờn, ca chỉ để sinh hoạt ĐCTT và tham gia phong trào văn hóa văn nghệ tại địa phương cho vui. Sau đó, vì muốn hành nghề nhạc lễ nên bản thân tiếp tục theo học nhạc lễ tại nhà thầy Hai Quan”.

Vốn đã thực hành thông thạo 20 bài bản Tổ, các bài bản nhỏ ĐCTT và các bài vọng cổ, cải lương nên trong quá trình theo học tại thầy Hai Quan, cậu học trò hiền lành này còn theo thầy đi đánh nhạc lễ. Dần dần, anh trở thành thành viên chính thức của Đoàn nhạc lễ Hai Quan. Kể từ năm 1992 đến nay, bên cạnh việc tham gia ĐCTT cho vui, anh còn theo nghề đánh nhạc lễ để kiếm sống. Anh cũng từng tham gia trong các nhóm nhạc lễ nổi tiếng ở Bình Dương, như: Nhóm nhạc lễ của ông Hai Quan, Nhóm nhạc lễ của ông Tư Khía, Nhóm nhạc lễ của ông Chín Đờn Cò... Trong thời gian hành nghề nhạc lễ, anh tiếp tục theo học đờn tại nhà nhạc sĩ Văn Hải, nhạc sĩ Kiều My để nâng cao tay nghề.

Hiện nay, Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng sử dụng thông thạo nhiều loại đờn, như đờn guitar phím lõm, đờn kìm, đờn cò, đờn sến..., tiêu biểu trong số đó là đờn guitar phím lõm. Do có lòng đam mê và có nhiều thời gian tôi luyện, anh có thể chơi đờn guitar phím lõm với nhiều loại dây khác nhau, như: Ngân Giang, bán Ngân Giang, Sài Gòn, Mỹ Châu, Hồ Nhất, Hồ Nhì, Hò Ba, Hồ Tư, Hà Năm... Về ca thì anh cũng biểu diễn được một số bài bản thuộc hơi Bắc, Oán, Xuân tình.

Chơi và lan tỏa bằng tình yêu với nghệ thuật đờn ca

Năm 2018, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh thành lập CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương. CLB ĐCTT tỉnh trước kia trở thành CLB ĐCTT của Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật Bình Dương và Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng được Ban lãnh đạo Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh và các thành viên trong CLB tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm CLB ĐCTT Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh. Ngoài ra, anh còn là cộng tác viên thường xuyên của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương và là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh (chuyên ngành sân khấu).

Từ khi sinh hoạt ĐCTT đến nay, Văn Sáng đã tham gia rất nhiều cuộc thi, liên hoan, giao lưu, hội thi, hội diễn. Tiêu biểu là Festival ĐCTT quốc gia lần thứ nhất (tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu), các đợt Liên hoan ĐCTT Nam bộ, Liên hoan ĐCTT khu vực miền Đông Nam bộ (tổ chức ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ) và các đợt Liên hoan ĐCTT - Cải lương tại Bình Dương (cấp huyện, cấp tỉnh).

Trong các dịp tham gia Liên hoan ĐCTT các cấp, bản thân anh thường đóng vai trò là nhạc trưởng trong ban nhạc của tỉnh. Không chỉ chơi thông thạo hết 20 bài bản Tổ và gần 100 bài vọng cổ, cải lương với nhiều loại đờn khác nhau, anh còn ca được trên 10 bài bản ĐCTT. Theo đánh giá của những bạn cùng chơi ĐCTT, nhạc lễ với anh... thì Văn Sáng chơi bài nào cũng hay, nhưng sở trường nhất vẫn là các bản thuộc hơi Bắc với các kiểu nhấn, nhá riêng nên đã tạo ra được phong cách riêng.

Không dừng lại ở đó, Văn Sáng còn thường xuyên truyền dạy ĐCTT, nhạc lễ cho nhiều thế hệ học trò. Anh truyền dạy tại nhà và trong tổ chức sinh hoạt CLB, có nhiều đối tượng tham gia, như: Những người chưa biết chơi ĐCTT, vọng cổ, cải lương thì dạy để họ có thể chơi và tham gia cùng với các CLB ĐCTT; những người đã biết đờn, ca rồi thì dạy thêm để nâng cao trình độ; những người muốn tham gia các cuộc thi thì bản thân chỉ thêm các kỹ năng đờn, ca để đoạt giải cao…

Khi chúng tôi hỏi anh về bài ca hay bài đờn thích nhất thì nhận được lời đáp rất nhẹ nhàng của nghệ nhân ưu tú này, rằng ca hoặc đờn hay hay dở là do mình, bởi thể điệu nào cũng có cái hay riêng. “Chịu khó học hỏi và thực hành nhiều thì từ dở cũng dần dần khá lên khi mình yêu nó thực sự. Những bài lý, 20 bài bản Tổ, những bài oán biến thể, oán phụ, những bài bản cải lương, hồ quảng cải lương đều hay hết”, anh chia sẻ. Nói thêm về mong muốn nhất hiện nay, anh nói: “Mong sao ĐCTT sớm được phổ biến rộng rãi trong các trường học để có thể ươm mầm, giúp các em phát huy năng khiếu, xây dựng đội ngũ kế thừa và gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống bền lâu hơn”.

Ngoài thời gian hành nghề nhạc lễ, bản thân Nghệ nhân ưu tú Văn Sáng còn tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ (CLB) ĐCTT trên địa bàn tỉnh, như: CLB ĐCTT phường Bình Chuẩn, CLB ĐCTT TP.Thuận An, CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương và hỗ trợ một số huyện, thị, thành phố trong tỉnh tham gia hội thi, hội diễn.

MINH HIẾU

分享到: