“Chạy cửa” chủ tịch tỉnh
Ngày 30/7,ÚttrọcquotĐinhNgọcHệCôngtygiađìnhquotdánmácquotquânđộmáy tính dự đoán bóng đá đêm nay Tòa án Quân sự Quân khu 7 xét xử Đinh Ngọc Hệ (tên khác là “Út trọc”) - nguyên thượng tá, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và 4 đồng phạm trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”.
Tại phần thủ tục, các luật sư đề nghị triệu tập đại diện nhiều cơ quan khác nhau như ngân hàng, đại diện Cty A41 Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Tham mưu Cục Xe máy và Cục CSGT (Bộ Công an)… Tuy nhiên, tòa án bác yêu cầu này vì những vấn đề liên quan đã được làm rõ trong hồ sơ, một số vấn đề khác thuộc giai đoạn sau của vụ án.
Kiểm sát viên công bố cáo trạng thể hiện, năm 2009, Tổng Cty Thái Sơn góp 10,2 tỷ đồng (51% vốn) để thành lập Cty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P (Thái Sơn BQP). Các cổ đông còn lại là cháu của Đinh Ngọc Hệ nắm 49%. Năm 2017, Tổng Cty Thái Sơn đã rút hết vốn tại Cty con, các cổ đông còn lại đều là người quen của “Út trọc”.
Năm 2012, Đinh Ngọc Hệ bổ nhiệm Trần Xuân Sơn là người của Cty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà làm Giám đốc Chi nhánh Bình Dương của Thái Sơn BQP. Chi nhánh này đứng tên pháp nhân cho Cty Hải Hà mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Tháng 6/2014, đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương niêm phong cửa hàng này vì có hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng.
Bị cáo Phùng Danh Thắm bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: CTV. |
Thấy vậy, ông Hệ đã liên hệ với ông Lê Thanh Cung - lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương để xin không bị xử phạt. Bị cáo cũng chỉ đạo lập khống hợp đồng cho quân đội gửi xăng, nhờ ông Bùi Văn Tiệp - Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 ký “khống”. Do đó, cơ quan chức năng đã không xử phạt gần 1,5 tỷ đồng với cửa hàng.
“Út trọc” nói bị vu khống
Liên quan trách nhiệm của các cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã cho Thái Sơn BQP đăng ký biển số xe quân sự, xe biển xanh, CQĐT Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục làm rõ trong giai đoạn tiếp theo của vụ án. |
Bị cáo Lâm nói tiếp, đã cùng Sơn làm công văn thể hiện xăng kém chất lượng do sử dụng bồn chứa cũ, không phải nhập lậu. Công văn này được gửi tới UBND tỉnh Bình Dương và được ông Cung bút phê vào. Sau đó, các bị cáo được QLTT hướng dẫn làm thêm hợp đồng gửi xăng dầu của quân đội. Lập tức, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo soạn sẵn hợp đồng rồi nhờ bị cáo Bùi Văn Tiệp ký dù sư đoàn 367 không gửi xăng tại cửa hàng.
Lý giải việc không xử phạt, nhân chứng tên Tuấn - Tổ trưởng tổ kiểm tra liên ngành Bình Dương cho rằng, phía cửa hàng có xuất trình hợp đồng ký gửi số xăng đó nên đoàn kiểm tra thống nhất chỉ xử phạt hành vi không có hợp đồng đại lý… “Do chúng tôi sơ suất, luôn ưu ái, tin tưởng đây là doanh nghiệp quân đội nên không kiểm tra kỹ nguồn gốc”, nhân chứng này nói.
Bị xét hỏi, các bị cáo Trần Xuân Sơn và Bùi Văn Tiệp khẳng định lời khai của bị cáo Lâm là đúng. Ngược lại, ông Hệ bác bỏ, nói: “Lời khai của các bị cáo với sự việc là hoàn toàn không chứng cứ, vu khống vì thời điểm xảy ra vi phạm, tôi có biết nhưng không chỉ đạo việc gì… Bị cáo ở kỹ thuật, không biết kinh doanh chỉ biết quan hệ ngoại giao”.
“Vô tình” dùng bằng giả
Đây là khẳng định của “Út trọc” khi được hỏi về việc sử dụng bằng đại học giả. Theo truy tố, năm 2000, Đinh Ngọc Hệ đã mua 1 bằng và 1 bảng điểm giả của Đại học Kinh tế Quốc dân. Bị cáo đã nộp giấy tờ giả cho Cty Hải Âu và Cty ADCC (cùng thuộc quân chủng Phòng không - Không quân) để xin chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sỹ quan.
Sau đó, Cty ADCC phát hiện bằng của “Út trọc” là giả. Tuy vậy, trong các năm 2006, 2008, 2010 và 2012, Đinh Ngọc Hệ vẫn sử dụng tấm bằng này để được bổ nhiệm cán bộ, kết nạp Đảng, trao quân hàm, nâng lương… Cơ quan chức năng cũng phát hiện sự việc và xử phạt hành chính với ông Hệ.
Tại tòa, chủ tọa công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc rút lại quyết định xử phạt hành chính với Đinh Ngọc Hệ về hành vi dùng giấy tờ giả. Ông Hệ cũng thừa nhận được “anh em xã hội” giới thiệu mua bằng giả nhưng đã dừng sử dụng từ năm 2005.
Ngược lại, HĐXX dẫn chứng nhiều giấy tờ sao y bản chính tấm bằng giả nói trên trong thời gian sau năm 2005 trong các hồ sơ và lý lịch Đảng viên. Đinh Ngọc Hệ cho rằng đã nộp hồ sơ cho ban quân lực của Cty ADCC và bị niêm phong. Bị cáo giải thích: “Việc sai là do các cơ quan chức năng, bị cáo chỉ nhờ phòng chính trị kê khai rồi bị cáo chỉ ký thôi, không thể đổ lỗi cho bị cáo được”.
Đinh Ngọc Hệ cũng khẳng định dù không có bằng đại học giả, bản thân vẫn được thuyên chuyển và giữ quân hàm như hiện nay. Chủ tọa nêu câu hỏi, bị cáo nhờ cơ quan chính trị viết hồ sơ cho ký, bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm? Đinh Ngọc Hệ đáp: “Bị cáo vô tình như thế. Sự thật mong quý tòa xem xét”.
Bị cáo Phùng Danh Thắm (SN 1965) - nguyên đại tá, Chủ tịch HÐQT kiêm TGÐ Tổng Cty Thái Sơn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Thắm đã buông lỏng quản lý với Cty Thái Sơn BQP và quân nhân Ðinh Ngọc Hệ, để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo này được xác định thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp 20 triệu đồng khắc phục hậu quả. |