【giai hang 3 anh】Bất cập giá thuốc: Bộ Y tế tự nhận “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Tất cả người bệnh phải chịu
Trình bày tờ tình dự thảo Luật Dược sửa đổi,ấtcậpgiáthuốcBộYtếtựnhậnvừađábóngvừathổicògiai hang 3 anh Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá sau 8 năm luật thực thi, Bộ đã quản giá thuốc nhưng vẫn còn một số bất cập, hạn chế và bộc lộ yếu kém.
Bộ trưởng Tiến thừa nhận, nếu để Bộ Y tế làm đầu mối như hiện hành thì không công khai, minh bạch, “vừa đá bóng vừa thổi còi”, khép kín và không đủ chuyên môn để quản lý.
“Từ quy định của Luật Giá và cách thức quản lý của nhiều nước, cần giao Bộ Tài chính phải làm đầu mối quản lý giá thuốc”, bà Tiến đề nghị.
Cơ chế quản lý giá thuốc lâu nay được cho là chưa công khai, minh bạch
Giải thích về điều này, Bộ trưởng Tiến khẳng định, Bộ Y tế không đùn đẩy trách nhiệm mà đề nghị như vậy thì không giống các nước và khó khăn lại tái diễn.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng phản biện, tờ trình của Bộ Y tế đã nói rõ trong 8 năm quản lý, dù còn bất cập, nhưng giá dược phẩm rất ổn định, chỉ số giá dược phẩm luôn thấp hơn giá tiêu dùng. Từ đó, ông Dũng đề nghị đầu mối chủ trì quản lý giá thuốc vẫn nằm ở Bộ Y tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, điều 5 của dự luật quy định về quản lý giá thuốc là điều băn khoăn, vướng mắc nhất, dẫn đến xây dựng dự luật chậm. “Quản lý thuốc ở Việt Nam quá nhiều vấn đề, tất cả dồn người bệnh chịu”, Phó Thủ tướng bày tỏ.
Theo Phó Thủ tướng, báo cáo từ các đơn vị chức năng, qua khảo sát nhiều nước, thấy họ áp dụng cơ chế liên ngành quản lý và ra quyết định về giá thuốc.
“Tuy nhiên, việc lập Hội đồng quốc gia quản lý giá thuốc phải nêu rõ bộ nào chủ trì quản lý. Theo tôi là Bộ trưởng Y tế, vì cơ quan thuộc nhất về thuốc. Còn khi có vấn đề, trường hợp đặc biệt phải áp dụng quy chế liên ngành quyết định. Và liên ngành phải đồng thuận, giá mới được tăng”
Cùng quan điểm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, nên thành lập Hội đồng quản lý giá thuốc do Bộ Y tế chủ trì.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu, phải quản lý từ gốc, chứ không đi từ ngọn như trước, vì vậy Bộ Tài chính quản lý giá chung, định giá, khung giá còn giá cụ thể nên giao cho Bộ Y tế.
Phải kéo giá thuốc xuống
Trước quan điểm còn khác nhau giữa các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ ngồi lại với nhau, bàn bạc xây dựng lại dự luật.
Khẳng định giá thuốc quan hệ mật thiết tới toàn bộ người dân, Thủ tướng yêu cầu, phải có hội đồng hoặc Ủy ban quốc gia quản lý giá thuốc, và cũng phải có một đầu mối chịu trách nhiệm.
Thủ tướng lưu ý quản lý giá chung phải do Bộ Tài chính. Bộ phải đưa ra phương pháp định giá, quản lý giá. Bộ Y tế đưa ra các mức giá cụ thể, sau đó Bộ Tài chính thẩm tra, kiểm tra, giám sát theo nguyên tắc “người làm phải có người kiểm tra”.
Về tình hình quản lý giá thuốc hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê bình khi giá thuốc vẫn còn quá cao, làm cho người dân khổ sở.
“Khi mua thuốc có được mặc cả đâu, bác sĩ kê bao nhiêu mua bấy nhiêu. Tôi còn nghe thuốc càng đấu thầu giá càng lên cao. Làm gì thì các đồng chí bàn bạc, tổ chức hội thảo, làm sao để kéo giá thuốc xuống. Cứ để giá cao thế này thì gay go lắm”, Thủ tướng yêu cầu.
Thủ tướng cũng nhắc nhở việc lưu thông thuốc phải quản lý chặt như nước ngoài mua thuốc không hề dễ, phải quản lý chặt vì hiện nay có hiện tượng thuê bằng dược sĩ để bán thuốc.
Theo Tiền Phong
相关推荐
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- 15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- Những kháp đấu kịch tính của các “ông trâu” tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024
- Hợp long cầu vượt sông Đào trong dự án đường hơn 5.000 tỷ đồng tại Nam Định
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- Xuyên đêm đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền điều trị
- Vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Không có căn cứ xử lý hình sự một số cá nhân
- Sạt lở ở Hà Giang: 3 người chết và mất tích, số nạn nhân 'có thể tăng lên'