【kệt quả bóng đá】Nhà ở xã hội
(CMO) Hiện nay, Cà Mau đã mời gọi, tổ chức lựa chọn được chủ đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội. Ðó là Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Khóm 5, Phường 9, TP Cà Mau, quy mô 13,2 ha; Dự án nhà ở xã hội phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, quy mô 3,34 ha; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Khóm 7, Phường 8, TP Cà Mau, quy mô 3,21 ha và đang trình xem xét chấp thuận nhà đầu tư 1 dự án nhà ở xã hội tại phường Tân Xuyên, quy mô 9,97 ha.
Cà Mau xác định đến năm 2025 đưa vào sử dụng 1.400 căn nhà ở xã hội, tương đương 76.000 m2sàn. Ðây là chủ trương lớn, được người dân mong chờ. Ðể thông tin rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Cà Mau phỏng vấn ông Mã Minh Tâm, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau.
- Ông đánh giá về nhu cầu cấp thiết của Nhân dân và khả năng đáp ứng hiện tại về nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp ở Cà Mau hiện nay như thế nào?
Ông Mã Minh Tâm: Nhu cầu về nhà ở xã hội của tỉnh hiện nay khoảng 19.310 người, 4.827 căn. Dự báo nhu cầu này đến năm 2025 khoảng 25.500 người, 6.450 căn; năm 2030 sẽ là 33.500 người, 8.524 căn.
Tính đến nay, tỉnh có 17 vị trí quy hoạch phát triển nhà ở xã hội (5 quỹ đất cho dự án nhà ở xã hội độc lập và 12 quỹ đất sử dụng 20% đất ở trong dự án nhà ở thương mại dành để phát triển nhà ở xã hội). Các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng…
Sở Xây dựng đang làm việc với các chủ đầu tư về đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội. Yêu cầu chủ đầu tư lập bảng tiến độ chi tiết thực hiện dự án nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng xem xét, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, đối với những dự án nhà ở xã hội đã giải phóng mặt bằng đạt trên 70%, đề nghị nhà đầu tư tích cực, chủ động phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2022 và tiến hành khởi công dự án trong 6 tháng đầu năm 2023.
Trường hợp chủ đầu tư nhà ở thương mại không đầu tư nhà ở xã hội tại quỹ đất 20%, đề nghị nhà đầu tư có văn bản cam kết về thời gian đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, bàn giao quỹ đất nhà ở xã hội này lại cho Nhà nước để kêu gọi đầu tư, gửi Sở Xây dựng xem xét, trình UBND tỉnh quyết định.
- Về phần diện tích 20% để xây dựng nhà ở xã hội ở các khu nhà ở thương mại, đến nay Cà Mau đã tiến hành ra sao, thưa ông?
Ông Mã Minh Tâm: Tỉnh Cà Mau thực hiện đảm bảo quy định về việc dành 20% diện tích đất ở trong dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội theo đúng quy định Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 100/2015/NÐ-CP ngày 20/10/2015 và Nghị định số 49/2021/NÐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội.
Hiện Cà Mau có 28 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 12 dự án thuộc trường hợp quy định dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội, có tổng diện tích 42,54 ha, dự kiến tạo nguồn cung 6.900 căn nhà ở xã hội, tương đương 546.000 m2sàn nhà ở.
Tỉnh chưa có quỹ nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua trên thị trường. Nguồn cung nhà ở xã hội để bán của tỉnh nằm hoàn toàn trong các dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Nhưng các dự án này hiện nay chỉ mới ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch, hồ sơ dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng…).
Tuy thời gian qua, tỉnh đã phát triển được một lượng nhà ở xã hội nhất định, với 714 căn, nhưng chủ yếu là nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư để bố trí cho công nhân của doanh nghiệp ở trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, nhà ở bố trí cho gia đình cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Riêng 56 căn nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư tại Phường 9 đang bố trí cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh thuê để ở.
Nhiệm vụ tiếp theo là tập trung toàn lực, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí các quỹ đất đã quy hoạch này.
Khu vực 20% đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội ở khu dân cư Sao Mai - Nhựt Hồng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã được chủ dự án dành sẵn, hoàn thiện hạ tầng đường, điện nhưng chưa một nóc nhà nào hiện hữu. Ảnh: PHONG PHÚ |
- Có ý kiến cho rằng, vì bức bách về nhu cầu nhà ở, dẫn đến tình trạng xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép ở khu vực đô thị diễn ra. Ông nhận định về vấn đề này như thế nào?
Ông Mã Minh Tâm: Phát triển nhà ở xã hội đang là giải pháp tối ưu nhất hiện nay để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân, người lao động tại khu vực đô thị.
Tuy nhiên, việc chưa có nhà ở xã hội không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép ở khu vực đô thị tỉnh Cà Mau thời gian qua.
Thực tế qua kiểm tra, thống kê các trường hợp xây dựng nhà ở tại các hẻm tự phát, nhà ở trên đất nông nghiệp, xây dựng nhà trái phép tại đô thị Cà Mau cho thấy: Nhà ở xây dựng tại các hẻm tự phát, nhà ở trên đất nông nghiệp được xây dựng với chi phí trung bình khoảng 200 triệu đồng/nhà đất, không có hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, hạ tầng giao thông, chưa hoàn chỉnh về mặt hạ tầng kỹ thuật, chưa đảm bảo tiêu chuẩn ở và không được xây dựng trên đất thổ cư theo quy định.
Trong khi nhà ở xã hội là nhà ở được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đảm bảo chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.
Mặc dù nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ về tiền sử dụng đất và các chính sách về thuế nhưng người dân muốn sở hữu nhà ở xã hội cũng phải trả chi phí mua nhà ở hợp lý, tương ứng với chất lượng nhà ở đạt tiêu chuẩn ở và chắc chắn sẽ cao hơn chi phí trung bình cho một căn nhà ở không hợp pháp trên đất nông nghiệp.
Lợi nhuận từ việc mua bán đất nông nghiệp, tự phân lô bán nền trên địa bàn TP Cà Mau hiện nay là khá lớn và lớn hơn nhiều so với đầu tư nhà ở xã hội (lợi nhuận cả về kinh tế, về chi phí cơ hội, về thời gian thực hiện). Từ đó xuất hiện nhiều nguồn cung đất nông nghiệp phân lô với nhiều hình thức tinh vi, phức tạp, trái quy định pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.
Ðể kịp thời chấn chỉnh, trước mắt triển khai đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu vực phù hợp quy hoạch khu dân cư; tăng cường sự quản lý, kiểm soát, xử phạt của Nhà nước; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
- Theo ông, khó khăn lớn nhất là gì? Liệu giai đoạn 2021-2025 Cà Mau có hoàn thành mục tiêu về nhà ở nêu trên?
Ông Mã Minh Tâm: Khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội là việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội không mang đến lợi nhuận như các hình thức đầu tư nhà ở thương mại, đất nền thương mại.
Mặt khác, thực trạng cho thấy, hạn chế của địa phương là điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng nền đất yếu, không khai thác được vật liệu xây dựng tại chỗ dẫn đến chi phí đầu tư cao so với các địa phương khác. Do đó, theo quy luật kinh doanh, việc thu hút nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội càng thêm khó khăn.
Ða số các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh đều vướng giải phóng mặt bằng, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài. Ðồng thời, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không ưu tiên đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Công tác giải phóng mặt bằng các dự án còn nhiều tồn đọng kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm, làm phát sinh chi phí bồi thường, chi phí đầu tư dự án, chậm tiến độ dẫn đến tăng giá thành nhà ở xã hội.
Các dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Cà Mau chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi. Trong 17 dự án nhà ở xã hội của tỉnh thì có 16 dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, riêng 1 dự án có quỹ đất sạch vừa chọn được chủ đầu tư năm 2022 cũng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi.
Từ việc nhận định rõ khó khăn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh uỷ, HÐND và UBND tỉnh, Cà Mau quyết tâm thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển nhà ở nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 như đã đề ra.
- Xin cảm ơn ông!
Theo kế hoạch, 17 dự án nhà ở xã hội hiện có ở Cà Mau sẽ tạo nguồn cung đến năm 2025 khoảng 2.251 căn, tương đương 154.000 m2 sàn, đáp ứng 34% nhu cầu; đến năm 2030 tạo nguồn cung 9.743 căn, tương đương 734.000 m2 sàn, đáp ứng 70% nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.
Phong Phú thực hiện
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/726d798797.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。