Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công an hôm nay,óThủtướngthườngtrựckhẳngđịnhđãuốngrượubialàkhôngláthống kê trận arsenal ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nhắc chuyện tại phiên họp QH chiều qua có nội dung xin ý kiến về quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Kết quả cả 2 phương án đều không đạt quá bán để chế định trong dự luật.
ĐB Phạm Trọng Nhân |
Theo ông, dư luận xã hội trên các phương tiện truyền thông vô cùng bất ngờ và nhiều bình luận rất bức xúc trước kết quả này, bởi lẽ dù đã có luật Giao thông đường bộ, Nghị định 171 trước đây và Nghị định 46 cũng quy định mức xử phạt nghiêm với các hành vi này, nhưng kết quả không như mong muốn.
“Sự xuống đường của Phó Thủ tướng thường trực và người dân thời gian qua để vận động, kêu gọi xã hội đã uống rượu bia không lái xe đã đánh động rất tích cực đến nhận thức của cộng đồng.
Với kết quả lấy ý kiến có thể dẫn đến hệ quả luật Phòng, chống tác hại rượu, bia không có quy định đủ mạnh nghiêm cấm uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện, nhằm kéo giảm tình hình hiện nay là hết sức bất cập”, ông Nhân nói.
Ông hỏi quan điểm của Bộ trưởng Công an, UBTVQH, Phó Thủ tướng thường trực, Bộ trưởng Y tế và GTVT về vấn đề này như thế nào?
Trả lời vào đầu giờ chiều nay, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nói: “Chắc chắn QH, cả hệ thống chính trị, người dân đều thấy nguy hiểm việc uống rượu bia và tham gia giao thông, gây ra cái chết đau thương, gánh nặng cho gia đình, xã hội và cho chính bản thân”.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình. Ảnh: Minh Đạt |
Theo Phó Thủ tướng, chỉ một chút quá chén đi ra đường mà điều khiển phương tiện gây tai nạn là hết sức đau lòng.
“Cho nên tất cả chúng ta đều thấy rằng đã uống rượu bia là không tham gia giao thông”, Phó Thủ tướng thường trực khẳng định.
Về mặt pháp luật, ông cho biết Chính phủ, Quốc hội có nhiều công cụ để điều chỉnh vấn đề này.
“Luật Giao thông đường bộ có quy định, luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ thì có Nghị định 46. Tới đây, Nghị định 46 sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm giao thông, trong đó có vi phạm về nồng độ cồn tham gia giao thông”, Phó Thủ tướng thường trực nói.
Sau phần trả lời của Phó Thủ tướng thường trực, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích thêm, trong quá trình xây dựng dự án luật phòng chống tác hại rượu bia, Quốc hội chọn những vấn đề còn ý kiến khác nhau để tham khảo, xin ý kiến ĐBQH theo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
“Việc xin ý kiến vào chiều ngày 3/6 là để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện luật chứ không phải biểu quyết thông qua luật. Rất tiếc dư luận xã hội, phân tích của báo chí gây hiểu lầm trong nhân dân rằng QH chưa muốn chế tài, chưa muốn xử lý đối với người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu bia.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực giao thông đã có nhiều quy định, nghiêm cấm hành vi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông. Luật Giao thông đường bộ, luật Đường sắt, Bộ luật Hình sự… đều có quy định rất đầy đủ.
Điều đó khẳng định rằng, không phải không quy định điều này trong dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu bia thì không có chế tài xử lý”, Chủ tịch QH nêu rõ.
Chủ tịch QH đề nghị các ĐBQH, các cơ quan Quốc hội, Chính phủ phải nắm rõ quy định để giải thích cho nhân dân và báo chí nắm rõ để tuyên truyền đúng bản chất, tránh gây hiểu lầm cho nhân dân.
Xử lý gian lận thi cử: Không làm oan và không có vùng cấm
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt vấn đề, trong báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trình bày tại QH ở phiên khai mạc cho thấy quyết tâm là kiên quyết không để xảy ra sai phạm và gian lận trong thi cử, nhân dân đồng tình và rất mong đợi điều đó.
ĐB Nguyễn Anh Trí |
“Xin được chất vấn Bộ trưởng và nếu được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết những giải pháp căn cơ để đảm bảo cho quyết tâm này thành công một cách bền vững”, ĐB Trí nói.
Trả lời trước câu hỏi, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cho hay, có câu chuyện phụ huynh muốn con em mình được thi đậu nên vẫn có hành động tiêu cực, cũng có người trong bộ máy giáo dục có tiêu cực, quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ nên để xảy ra những sơ sót, bị lợi dụng dẫn đến gian lận thi cử.
Để giải quyết vấn đề này, theo Phó Thủ tướng thường trực, trước hết là ý thức, trách nhiệm chung của xã hội, của mọi công dân, phụ huynh học sinh, của cán bộ công chức nhà nước làm việc trong ngành GD-ĐT....
Bên cạnh đó là củng cố thi cử chặt chẽ, phối hợp các bộ ngành, các cơ quan chức năng để đảm bảo tổ chức thi cử cho khách quan, nghiêm minh, công khai minh bạch.
“Tinh thần chung tôi nghĩ là vấn đề căn cơ phải toàn diện, nhiều mặt. Nếu phát hiện ra vi phạm ở mức hành chính thì xử hành chính, ở mức tiêu cực phải xử lý hình sự thì phải theo quy định của pháp luật, không để làm oan và cũng không có vùng cấm”, Phó Thủ tướng thường trực nhấn mạnh.
'Không phải QH không muốn xử phạt người uống rượu bia gây tai nạn'
Chủ tịch QH nhấn mạnh, không phải QH không muốn xử phạt người sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông, nếu luật Phòng, chống tác hại rượu bia không quy định thì thực hiện theo luật hiện hành.