【bảng xếp hạng bóng đá hàn quốc 2】Phát triển bền vững tiêu dùng nhanh: Tiêu dùng xanh ngày càng được coi trọng

时间:2025-01-13 05:52:58来源:88Point 作者:Cúp C2
(VTC News) -

Báo điện tử VTC News tổ chức chương trình tọa đàm "Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh",áttriểnbềnvữngtiêudùngnhanhTiêudùngxanhngàycàngđượccoitrọbảng xếp hạng bóng đá hàn quốc 2 trân trọng kính mời quý vị độc giả quan tâm theo dõi.

Vào 15h ngày 3/7, Báo điện tử VTC News tổ chức chương trình tọa đàm "Phát triển bền vững ngành tiêu dùng nhanh" với sự tham gia của các chuyên gia: GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Chuyên gia kinh tế: PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và ông Shimada Shigeru, Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. 

Tọa đàm được tổ chức tại trụ sở 23 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các chuyên gia cùng thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Toàn cảnh Trường quay (Ảnh: Minh Đức)

MC: Thưa quý vị và các bạn, ngành hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam hiện là một trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 180 tỷ USD năm 2023, phần lớn trong đó là hàng tiêu dùng nhanh.

Hiện, Việt Nam là một trong những thị trường lớn cho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh cùng các tác nhân trong ngành này.

Tuy nhiên doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh đứng trước rất nhiều thách thức như: Phải luôn tự đổi mới, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa rộng khắp và hiệu quả; cạnh tranh với mặt hàng từ nhà nhập khẩu, thị trường nước ngoài; xu hướng quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong sản phẩm, từ đó đòi hỏi những mặt hàng thân thiện môi trường, có tiêu chuẩn về mặt sản xuất…

Trường quay trực tiếp Tọa đàm. (Ảnh: Minh Đức)

Để giữ vững được thị trường, phát triển bền vững trong tương lai, các doanh nghiệp Việt bắt buộc phải thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra thế nào, xu hướng mua sắm, lựa chọn của khách hàng đang thay đổi ra sao? doanh nghiệp cần làm gì để phát triển chiếm lĩnh thị trường?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này, cùng theo dõi chuyên gia thảo luận các vấn đề liên quan đến việc phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh qua chương trình tọa đàm với chủ đề "Phát triển bền vững trong ngành hàng tiêu dùng nhanh" do Báo điện tử VTC News tổ chức. 

Chương trình có sự tham gia của GS.TS Vũ Trọng Hồng- nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chuyên gia kinh tế: PGS.TS Đinh Trọng Thịnhvà ông Shimada Shigeru– Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.

GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. (Ảnh: Minh Đức)

Xin cảm ơn các chuyên gia và ông Shimada Shigeru đã dành thời gian tham dự chương trình ngày hôm nay. Trước khi bắt đầu chương trình, xin mời quý vị cùng theo dõi một phóng sự ngắn về Tiêu dùng các sản phẩm của ngành tiêu dùng nhanh.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: Minh Đức)

- Thưa các chuyên gia, chúng ta vừa theo dõi một phóng sự ngắn về ngành hàng tiêu dùng nhanh. Có thể thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh cực kì quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam là một trong số những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Vậy, thưa PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, ông có thể chia sẻ cho khán giả thêm thông tin để thấy được cụ thể hơn về tiềm năng của ngành hàng này không?

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh:Việc phát triển của ngành hàng tiêu dùng nhanh đang được thể hiện bằng việc nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Chính thu nhập đó đang tạo ra nhu cầu tiêu dùng rất nhiều các mặt hàng khác nhau, từ những sản phẩm công nghệ có tính lâu bền cho đến các sản phẩm tiêu dùng nhanh.

Sản phẩm tiêu dùng nhanh là một trong những mặt hàng tăng trưởng rất nhanh, liên tục tăng trưởng ở mức hai con số trong nhiều năm qua. Với dân số hơn 100 triệu dân ở nước ta, việc phát triển tiêu dùng tương đối đa dạng. Ở những người tiêu dùng trẻ, có nhu cầu tiêu dùng nhanh tương đối lớn. Họ thường yêu cầu hàng hóa đáp ứng được nhu cầu ngay và luôn vì thời gian đối với họ tương đối gấp gáp. Số người tiêu dùng này có yêu cầu cao và đa dạng.

Cùng với sự phát triển của người tiêu dùng trẻ, sự già hóa dân số cũng đang xảy ra. Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trung niên và già cũng đang thay đổi, họ cũng có nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng nhanh rất lớn. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, nhu cầu đặt mua hàng online và ship đến tận nơi ở đã mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng cũng là một yếu tố lợi thế giúp ngành hàng tiêu dùng nhanh tiếp cận với đối tượng khách hàng này.

Thực tế, xu hướng tiêu dùng xanh, sạch hơn và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành 1 trong những yêu cầu của toàn dân, toàn xã hội. Vì thế, ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường, thu gom tái chế các phế thải. Đây là một trong những vấn đề ngành hàng này cần phải trú trọng để đáp ứng nhu cầu.

GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. (Ảnh: Minh Đức)

- Tiềm năng của ngành tiêu dùng nhanh là không thể bàn cãi, nhưng thực tế từ các báo cáo phân tích thị trường cho thấy: Dù nửa cuối năm 2023 đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực về triển vọng kinh tế tốt hơn cho năm 2024, mức tiêu dùng vẫn chưa thực sự hồi phục, dẫn đến khó khăn vẫn còn chồng chất cho doanh nghiệp sản xuất. Vậy theo ông, thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh hiện nay là gì?

GS.TS Vũ Trọng Hồng:Thách thức đầu tiên của các DN Việt là thượng tầng cơ sở, tức là luật pháp và những quy định của nhà nước đang thay đổi nhanh quá. Tôi dẫn chứng Luật Bảo vệ môi trường liên tục thay đổi trong mấy năm nay.

Năm 2020 đã thay đổi, đến nay, năm 2024 lại thay đổi thì làm sao các doanh nghiệp theo kịp. Bởi vì, trong đó có những quy định rất chặt, vừa làm xong lại thay đổi thì khó mà kịp được. Còn về hạ tầng cơ sở, chưa đáp ứng nổi sự phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ như đường bộ là tuyến đường vận tải chính thì bây giờ còn đang ngổn ngang làm cao tốc. Nhưng bên cạnh đó, có một ngành vận tải rất rẻ và nhanh là ngành đường sắt thì lại không phát triển được nhiều, vẫn là cái “xe cũ kỹ”. Những phương tiện khác là máy bay, hàng không thì giá lại đắt. Hạ tầng cơ sở thực sự chưa đáp ứng được. Hàng tiêu dùng nhanh phát triển sẽ rất tốt cho phát triển của ngành du lịch.

Chính vì điều đó nên giá vận tải cứ tăng nhanh dần đều. Ngoài vận tải thì các hạ tầng khác cũng đều chưa đáp ứng được với sự phát triển của ngành hàng này Cho nên theo tôi, các cấp quản lý phải có biện pháp để thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở phải cố gắng hỗ trợ để ngành hàng tiêu dùng nhanh phát triển theo quy luật kinh tế.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. (Ảnh: Minh Đức)

- Mặc dù vậy, một yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh là phát triển bền vững, đặt trong thực tế khi các tài nguyên không thể tái tạo đang dần cạn kiệt, ảnh hưởng hậu khủng hoảng,... Hiện nay, doanh nghiệp Việt đã và đang thực hiện thế nào để đáp ứng “tiêu dùng bền vững”, thưa PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh?

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh:Tiềm năng của ngành hàng tiêu dùng nhanh rất lớn, nhưng cạnh tranh cũng khốc liệt cùng với sự phát triển của kinh tế số và hoạt động mua sắm qua thương mại điện tử.

Thống kê của Bộ Công Thương mới đây cho biết, có hàng trăm điểm giao thương hàng hóa với Trung Quốc qua biên giới, chưa kể với các nước khác. Người tiêu dùng trong nước chỉ cần đặt hàng, 3-4 ngày sau hàng hóa đã về tay. Như vậy, cạnh tranh là quá khốc liệt với doanh nghiệp trong nước.

Khó khăn riêng của ngành hàng tiêu dùng nhanh đó là làm sao để sản phẩm trở nên tiết kiệm hơn, an toàn hơn nhưng đồng thời phải có chi phí hợp lý hơn. Hơn nữa, trong bối cảnh chúng ta có các cam kết NET Zero, đòi hỏi sản phẩm tiêu dùng nhanh nói riêng phải có rất nhiều thay đổi, chuyển biến để phù hợp với các yêu cầu xanh.

Chúng ta đã thấy, thời gian qua có rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng nhanh từ mì ăn liền, bia, rượu… của chúng ta bị các quốc gia nhập khẩu kiểm tra rất gắt gao. Do đó, chúng ta cần phải xanh ngay từ khâu sản xuất, xanh từ lưu kho cho đến logistic, vận tải, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn nhất.

Đồng thời, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ xanh. Từng sản phẩm của doanh nghiệp phải gắn chứng chỉ xanh thì mới dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và quốc tế. Đây là một vấn đề lớn, cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành. Tuy vậy, đầu tiên và cuối cùng vẫn là trách nhiệm của doanh nghiệp.

Việc xác nhận chứng chỉ xanh, doanh nghiệp dù muốn cũng không tự mình làm được. Do đó, họ rất cần nhận được sự vào cuộc, sự quan tâm của chính quyền, Chính phủ, của Quốc hội. Các quy định, nghị quyết phải được đồng bộ thì doanh nghiệp mới có thể giảm được chi phí tối đa trong việc đáp ứng được tất cả các yêu cầu.

GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. (Ảnh: Minh Đức)

- Rõ ràng, chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường, sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có yếu tố “bền vững”… đang là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng được nhiều doanh nghiệp nắm bắt. Tiêu dùng bền vững là xu hướng mà các doanh nghiệp Việt buộc phải nắm bắt để phát triển, tuy nhiên nghịch lý là sự chuyển đổi để phát triển bền vững của doanh nghiệp ngành tiêu dùng Việt chưa thực sự nhanh và quyết liệt. Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, rào cản nào khiến doanh nghiệp còn ngần ngại và khó thực hiện triệt để các biện pháp phát triển bền vững?

GS.TS Vũ Trọng Hồng:Theo tôi, các doanh nghiệp của Việt Nam rất cố gắng để phát triển, nhưng nguồn lực chưa được mạnh. Cho nên rào cản lớn nhất là nguồn vốn, vậy họ được vay thế nào? Tính lãi thế nào? “Vấn đề này lại luôn bị kiểm tra quá kỹ, chúng ta cứ nghĩ rằng anh vay vốn vì mục đích gì? Nhưng thực sự nguồn vốn rất quan trọng với người đi buôn…”.

Rào cản thứ 2, có một vấn đề lớn là muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải tăng cường logistic, tức là cơ sở hạ tầng, cái này nước nào cũng làm rất nhiều. Nào là cảng, nhà kho, máy móc vận chuyển hàng hóa,... Nhưng nhìn lại, tôi xuống các vùng ở Việt Nam thì phần đó gần như chững lại, không phát triển lắm.

Trên thực tế muốn trang bị những cái đó cần nguồn vốn rất lớn và phải có điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển. Vì thế tôi cho rằng, ngành hàng nhanh nên đặt trọng tâm vào vấn đề logistics. Những hàng ăn nhanh của mình chưa đặt ra vấn đề về logistic mà chúng ta chưa có. Thứ 3 tôi nghĩ rằng chúng ta nói về thị hiếu của dân. Người dân lấy tin tức ở đâu, chủ yếu trên mạng. Nhưng trên mạng thì thông tin những tin tức thật giả khó lường, cứ theo những thông tin đó thì khó phát triển được.

Chính vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc, phải có những nguồn tin chính thống chuyển cho người dân để người ta nắm được. Tôi cho rằng việc phát triển này phải toàn diện từ nhận thức con người, nền kinh tế, công nghệ, cuối cùng là nhu cầu người dân, chúng ta đi đồng bộ như vậy mới phát triển được.

Ông Shimada Shigeru - Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức)

- Ở góc độ doanh nghiệp, chúng ta sẽ làm thế nào để lan tỏa sản xuất xanh, tạo ra sản phẩm an toàn, giảm thiểu rác thải nhựa trong sản phẩm đến người tiêu dùng đang được thực hiện ra sao?

Ông Shimada Shigeru:Trong vai trò của một công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam, công ty chúng tôi đã – đang và vẫn tiếp tục thực hiện một số hành động thiết thực nhằm lan tỏa sản xuất xanh và tạo ra sản phẩm an toàn, giảm thiểu rác thải nhựa.

Có thể kể đến một số hành động nổi bật như đội ngũ RD (Nghiên cứu và Phát triển) liên tục tìm hiểu, nghiên cứu và cải tiến bao bì sản phẩm, các sản phẩm mì ly của chúng tôi đã và đang dần dần chuyển từ ly nhựa sang ly giấy hoặc ly quấn giấy, toàn bộ nĩa trong sản phẩm cũng đã chuyển từ nĩa nhựa PP thành nĩa nhựa sinh học, thân thiện hơn với môi trường mà giá thành sản phẩm không đổi.

Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho người tiêu dùng, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng cũng được công ty đặc biệt quan tâm và triển khai trên nhiều tỉnh thành, chúng tôi sẽ duy trì các hoạt động này với hy vọng có thể mở rộng thêm nhiều tỉnh thành hơn nữa.

Acecook Việt Nam sẽ không ngừng nghiên cứu và cải tiến chất lượng sản phẩm nhiều hơn nữa, không chỉ giúp công ty chúng tôi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam.

GS.TS Vũ Trọng Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. (Ảnh: Minh Đức)

- Cốt lõi nhất của phát triển bền vững trong ngành tiêu dùng nhanh liên quan đến việc xử lý xả thải. Thưa GS.TS Vũ Trọng Hồng, ông có ý kiến thế nào về nhận định này?

GS.TS Vũ Trọng Hồng: Rõ ràng, để hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh có thể phát triển bền vững - Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng.

- Hiện tại ở Việt Nam đã có những hành lang pháp lý nào để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này thưa ông?

GS.TS Vũ Trọng Hồng:Về luật pháp mà nói thì hành lang pháp lý chúng ta đang làm rất chặt, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp làm đúng, chuẩn. Ví dụ về việc phân loại rác thải, tất cả các loại rác thải người ta phân làm mấy loại, thứ nhất là chất thải rắn, lỏng rồi khí và nguy hại… 4 loại này trong luật Bảo vệ môi trường người ta xử lý rất tốt.

Các doanh nghiệp muốn đăng ký thì phải làm hồ sơ xét duyệt và qua rất nhiều bước thì mới được duyệt. Tuy nhiên, trên thực tế thì các doanh nghiệp rất khó để mà đáp ứng được hết các tiêu chuẩn này.

Tôi vẫn cho rằng hiện tại muốn phát triển nhanh, bền vững mà lại xanh thì rất là khó. Bởi muốn làm được điều này Doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều tiền để xử lý, phải có cơ sở hạ tầng. Với cơ sở vật chất của doanh nghiêp và hạ tầng hiện nay, các doanh nghiệp đứng trước bài toán nan giải.

Hiện đúng là DN tiêu dùng nhanh vất vả vì họ không phải DN sản xuất, vì công nghệ chúng ta không đủ, về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa đáp ứng được để giúp cho ngành hàng nhanh.

MC VTC News Đinh Vân Trang (Ảnh: Minh Đức)

MC:Vâng, thưa quý vị, có thể thấy con người đang phải đối mặt với một mâu thuẫn lớn: nhu cầu tiêu dùng thì càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều này gây ra rất nhiều bất ổn như: khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn; chất lượng môi trường đi xuống đồng nghĩa với chất lượng sống suy giảm; diễn biến của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân,…

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho rằng trong bối cảnh đó, phương án tối ưu nhất để giải quyết những bất ổn này là tiêu dùng bền vững. 'Tiêu dùng bền vững' là xu hướng cần được doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh nắm bắt để phát triển bền vững trong tương lai.

Tiêu dùng bền vững được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; đồng thời hạn chế phát thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai.

Vậy trong tương lai, ngành hàng tiêu dùng nhanh phải chuyển dịch như thế nào? Xu hướng tiêu dùng nào sẽ chiếm lĩnh thị trường? Mời các khách mời cùng quý vị khán giả cùng theo dõi phóng sự trong livestream.

Các khách mời tại Trường quay (Ảnh: Minh Đức)

- Rõ ràng, để hỗ trợ doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh có thể phát triển bền vững - Cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Hiện tại ở Việt Nam đã có những hành lang pháp lý nào để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề này thưa ông

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh:Tiêu dùng bền vững đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh đang là trào lưu được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, trào lưu này cũng đang phát triển.

Để thay đổi tư duy của người tiêu dùng, giúp họ có nhận thức xanh hơn về các mặt hàng tiêu dùng thì việc tuyên truyền phải song hành cùng tổ chức, bố trí các hoạt động thực tiễn. Mọi thay đổi đều bắt đầu từ những thứ rất nhỏ.

Do đó, chúng tôi cho rằng ý thức tiêu dùng xanh cần phải được nâng cao từ người sản xuất đến người kinh doanh và cuối cùng là đến người tiêu dùng.

Về phía quản lý nhà nước, chúng tôi cho rằng cần phải có cơ chế chính sách rõ ràng để buộc các doanh nghiệp sản xuất dần dần đi vào việc sản xuất xanh, sạch hơn. Đồng thời có chế tài xử phạt cụ thể đối với cả doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng. Lúc đó, việc thay đổi hành vi, đảm bảo tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn sẽ trở thành lẽ sống, thành xu thế.

Ông Shimada Shigeru - Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. (Ảnh: Minh Đức)

- Được biết Acecook Việt Nam vừa đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại tại Vĩnh Long, đây là nhà máy được xây dựng theo tiêu chí thân thiện với môi trường, ông có thể chia sẻ chi tiết hơn về nhà máy mới này không?

Ông Shimada Shigeru:Acecook Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy Vĩnh Long là một nhà máy sản xuất mì ăn liền với tiêu chí thân thiện với môi trường, như lò hơi cung cấp nhiệt cho nhà máy sử dụng nhiên liệu Biomas, nguồn điện sử dung cho sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy một phần cũng được cung cấp bởi pin năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái, không chỉ thế, chúng tôi còn tái sử dụng nước thải sau sản xuất khi nước thải này đã được trải qua hệ thống xử lý và lọc bằng công nghệ RO.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tạo ra một nhà xưởng thuận tiện cho công nhân làm việc: các khu làm việc mát mẻ hơn, giảm môi trường nóng bức cho công nhân, các công việc của công nhân cũng sẽ được tiết giảm nhẹ nhàng hơn nhờ áp dụng cải tiến kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. Những bữa ăn của CBCNV cũng sẽ nấu trực tiếp ngay tại xưởng, đảm bảo chất lượng và mang đến bữa ăn luôn tươi mới cho CBCNV. 

Việc xây dựng nhà máy Vĩnh Long với tiêu chí thân thiện với môi trường không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh, lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường và xây dựng hình ảnh bền vững của công ty, giúp tăng cường niềm tin và lòng trung thành từ CBCNV, NTD và cộng đồng.

Nhóm Sự kiện VTC News
相关内容
推荐内容