Lúng túng xác định phương hướng phát triển
Hiện nay, các trường cao đẳng nghề, trường dạy nghề đã chuyển về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, duy chỉ có trường cao đẳng sư phạm là do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Các trường cao đẳng sư phạm địa phương do sở giáo dục và đào tạo quản lý. Tính đến tháng 4/2019, cả nước có 29 trường cao đẳng sư phạm địa phương. Hiện nay, các trường cao đẳng sư phạm địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết các trường cao đẳng sư phạm đều rất khó tuyển sinh. Khoa Tự nhiên của Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, năm học 2018 - 2019 chỉ có 30 sinh viên. Trong đó, lớp Toán - Tin K39 có 7 sinh viên, lớp Toán –Tin K40 có 3 sinh viên, lớp Giáo dục thể chất chỉ có 2 sinh viên.
Các môn Khoa học xã hội tình trạng cũng không khá hơn. Lớp Văn - Giáo dục công dân K39 có 5 sinh viên; lớp Văn - Giáo dục công dân K40 có 2 sinh viên, lớp Âm nhạc thậm chí có 1 sinh viên.
Trong tương lai, nếu không còn sinh viên theo học nữa, thì một số ngành của khoa đứng trước nguy cơ giải thể. Đây không chỉ là nguy cơ của Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định mà còn là thực trạng chung của các trường cao đẳng sư phạm trên toàn quốc.
Ngoài khó khăn về tuyển sinh, trường cao đẳng sư phạm còn lúng túng trong định hướng phát triển, không biết đang đứng đâu trong giai đoạn tới.
Phát biểu tại hội thảo sắp xếp mạng lưới giáo dục đào tạo trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong các thập niên đầu của thế kỷ XXI được tổ chức mới đây, ông Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ, ngay cả những người ở trong cuộc cũng đang rất băn khoăn trong việc xác định phương hướng cho các trường cao đẳng sư phạm.
Một số người thiếu lạc quan cho là khó xác định lối ra; một số khác lại cho rằng trường cao đẳng sư phạm đang đứng giữa “ngã ba đường”, hoặc phát triển thành trường đại học đa ngành, trong đó có các khoa đào tạo giáo viên, hoặc thành phân hiệu, vệ tinh của trường đại học sư phạm, hoặc thậm chí giải tán, xóa sổ.
Theo ông Hạnh, cơ chế quản lý trường cao đẳng sư phạm còn nhiều bất cập theo kiểu coi trường sư phạm là trường “phổ thông cấp 4”. Trường cao đẳng sư phạm thuộc giáo dục nghề nghiệp nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý (thường ghép với quản lý giáo dục đại học), lại là đơn vị trực thuộc sở giáo dục và đào tạo.
Theo đó các chỉ số liên quan thay đổi theo hướng bất lợi cho các trường cao đẳng như hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị thế của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế và tài chính. Một số ràng buộc bởi các quy định của cấp tỉnh về quản lý tổ chức, bộ máy, quản lý viên chức.
Cùng với đó, quy mô đào tạo của các trường cao đẳng sư phạm ngày càng giảm do cắt giảm nhu cầu, chỉ tiêu, nguồn tuyển ít, khó tuyển sinh, cộng thêm thiếu sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Địa phương cần giao nhiệm vụ đào tạo cho các trường
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở hàng năm để bổ sung số nghỉ hưu và đáp ứng nhu cầu phát triển trường là tương đối lớn, bình quân trên cả nước cần khoảng 64.300 giáo viên, trong đó giáo viên mầm non cần 29.100 giáo viên; giáo viên tiểu học cần 18.100 giáo viên, giáo viên THCS cần 17.100 giáo viên.
Ông Hạnh nếu ý kiến, đối với các giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nên phân cấp để cho các trường cao đẳng địa phương đào tạo.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là rất cần thiết và không kém phần quan trọng. Với đội ngũ 1.190.557 giáo viên và 269.858 nhân viên các nhà trường hiện nay (số liệu năm học 2017 - 2018) thì nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hàng năm là rất lớn, đặc biệt là bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Các trường cao đẳng sư phạm có thể đảm nhiệm công việc này.
Theo ông Hạnh, với vai trò là “máy cái” trong đào tạo giáo viên, trường cao đẳng sư phạm cần được đầu tư về mọi mặt để là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục tại các địa phương và là trung tâm văn hóa, khoa học sư phạm của địa phương.
Để thực hiện được sứ mạng này, cần phân tầng đào tạo rõ ràng đối với trường đại học sư phạm và trường cao đẳng sư phạm. Đồng thời, sắp xếp lại mạng lưới trường sư phạm theo hướng có phân nhóm đối với các trường sư phạm địa phương. Cùng với đó, việc sắp xếp mạng lưới trường sư phạm có lộ trình cụ thể tương ứng với các điều luật liên quan.
Điều quan trọng nhất, theo ông Hạnh, trước mắt cần có những quy định bằng văn bản điều hành hoặc văn bản quy phạm pháp luật để các địa phương giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục cho các trường cao đẳng sư phạm./.
Bùi Tư
顶: 693踩: 2
【xem bong da truc truyen】Tìm hướng đi cho các trường cao đẳng sư phạm địa phương
人参与 | 时间:2025-01-10 23:49:17
相关文章
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Bí kíp đăng video dài lên story Instagram không bị cắt xén
- ChatGPT làm xói mòn tính độc đáo của con người
- Cách tra cứu số điện thoại Cảnh sát khu vực bằng Zalo
- Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- Phím tắt iOS tốt nhất để cải thiện trải nghiệm iPhone
- Kompa báo cáo xu hướng tìm kiếm ứng dụng du lịch ở Việt Nam
- Vì sao iPhone ngừng sạc ở mức 80%?
- Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- Samsung Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 ra mắt thị trường
评论专区