您的当前位置:首页 > Thể thao > 【giai c2】5 diễn viên khuyết tật tỏa sáng trên màn ảnh 正文

【giai c2】5 diễn viên khuyết tật tỏa sáng trên màn ảnh

时间:2025-01-10 19:52:21 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Trên màn ảnh, nhân vật người khuyết tật thường được thể hiện bởi diễn viên không khuyết tật, kết hợp giai c2

Trên màn ảnh,ễnviênkhuyếttậttỏasángtrênmànảgiai c2 nhân vật người khuyết tật thường được thể hiện bởi diễn viên không khuyết tật, kết hợp kỹ xảo hóa trang. Số ít phim tại Việt Nam và trên thế giới mời diễn viên khuyết tật thể hiện vai diễn tương đồng với họ.

Trần Thị Bé - người phụ nữ gây xúc động của 'Đời cát'

Quá trình làm phim Đời cát, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân ghé nhiều trung tâm phục hồi chức năng từ Quảng Bình đến Huế để tìm diễn viên vào vai Hảo, người phụ nữ bị cụt hai chân sống tại một làng cát thời hậu chiến. Tuy nhiên, ông không chọn được ứng viên ưng ý. Qua giới thiệu của một bác sĩ, ông biết Trần Thị Bé.

Một chiều năm 1972, một quả lựu đạn nổ trúng gia đình chị Bé khi cả nhà đang ăn cơm trong trại tạm cư Hòa Khánh, Đà Nẵng, khiến chị bị cụt hai chân, cha thương nặng, còn mẹ và 5 anh chị của chị qua đời. Khi trưởng thành, chị Bé đi xe đò vào TP HCM, xuống Kiên Giang làm nhiều nghề mưu sinh. Cuộc sống vất vả, đôi lúc chị nghĩ quẩn nhưng thương cha nên cố gắng từng ngày. Sau thời gian sinh sống trong Nam, chị về quê Đông Hà, Quảng Trị buôn bán gia vị ở chợ đến khi được đạo diễn Nguyễn Thanh Vân tìm đến.

Bên cạnh diễn viên Hồng Ánh, Mai Hoa, chị Bé được nhiều khán giả nhớ đến trong phim Đời cát nhờ cách thể hiện nhân vật chân thành, mộc mạc. Số phận nhân vật Hảo có nhiều tương đồng với cuộc đời chị. Cả hai đều là những người phụ nữ miền Trung chịu nhiều mất mát từ chiến tranh nhưng vẫn tràn đầy khát vọng sống.

25 năm sau Đời cát, chị Bé hiện là mẹ của ba người con chăm ngoan, tài giỏi. Xuất hiện trong một chương trình truyền hình năm 2019, chị nghẹn ngào cảm ơn bộ phim vì cho chị cuộc sống tốt hơn, giúp chị có thêm động lực phấn đấu.

Chị Trần Thị Bé trong phim Đời cát (bên phải, ảnh trên) và bên các con ngoài đời.

Chị Trần Thị Bé trong phim 'Đời cát' (bên phải, ảnh trên) và bên các con ngoài đời.

Phan Văn Sáng - thợ sửa ống nước trở thành hiện tượng màn ảnh

Sinh năm 1958, Phan Văn Sáng liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt năm hai tuổi. Sống bằng nghề sửa ống nước, ông được hàng xóm yêu quý, trong đó có nhà văn - biên kịch Nguyễn Hồ. Vai anh thợ bẫy chim Chơn trong phim Chim phóng sinhđược nhà biên kịch tạo ra dựa trên chính số phận của ông Sáng.

Sau nhiều lần không tìm được diễn viên phù hợp, đoàn phim nhờ ông hóa thân thành Chơn. Với vai diễn đó, từ một người tay ngang, Phan Văn Sáng giành huy chương vàng tại liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 1998 và trở thành hiện tượng.

Ông tiết lộ cát-xê nhận được khi đóng Chim phóng sinhlà 5 triệu đồng, khá lớn với ông ngày ấy. Số tiền được nam diễn viên tích góp mua xe máy chạy hơn 20 năm. Sau Chim phóng sinh, ông góp mặt trong nhiều phim truyền hình như Trùng quang tâm sử, Hẻm sâu, Cá lên bờ...

Hiện tại, nam diễn viên sống độc thân sau hai lần đổ vỡ hôn nhân, một mình chiến đấu với căn bệnh ung thư đại tràng, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Dù vậy, ông giữ tinh thần lạc quan và tham gia nhiều hoạt động cộng đồng.

Phan Văn Sáng trong phim đầu tay Chim phóng sinh (ảnh trên) và ở một bộ phim sau này.

Phan Văn Sáng trong phim đầu tay 'Chim phóng sinh' (ảnh trên) và ở một bộ phim sau này.

Marissa Bode - nghịch cảnh không thể thiêu rụi đam mê

Marissa Bode bắt đầu diễn xuất tại các nhà hát địa phương từ 8 tuổi. Ba năm sau, cô gặp tai nạn xe hơi, bị ảnh hưởng cột sống và liệt nửa thân dưới. Dù vậy, đam mê nghệ thuật trong cô không ngừng cháy bỏng. Quyết tâm theo đuổi nghiệp diễn, Marissa nộp đơn theo học tại Học viện Âm nhạc và Kịch nghệ Hoa Kỳ trong sự lo lắng của gia đình. Một năm sau tốt nghiệp, diễn viên sinh năm 2000 thử vai Nessarose cho phim Wicked (bộ phim cổ tích đang chiếu rạp).

Marissa tự quay lại diễn xuất và gửi cho nhà sản xuất vào cuối đợt casting. Nữ diễn viên cho biết cô vừa hào hứng, vừa lo lắng vì dự án cần nhiều giọng ca khủng, trong khi bản thân chưa thật tự tin vào khả năng ca hát. Sau cùng, Marissa được đạo diễn Jon M. Chu lựa chọn. Jon nhận định nữ diễn viên hội tụ các yếu tố anh tìm kiếm: một cô gái trẻ, biết hát, biết diễn, có thể di chuyển linh hoạt bằng xe lăn và thể hiện được cảm xúc đa chiều của nhân vật.

Trên sân khấu nhạc kịch, nhân vật Nessarose được thể hiện bởi các diễn viên không khuyết tật. Marissa làm nên lịch sử khi là người khuyết tật đầu tiên đóng vai này. Nữ diễn viên dành nhiều tháng tập luyện cùng một biên đạo chuyên về các màn vũ đạo với xe lăn. Quá trình ghi hình, cô tự thực hiện những màn ca múa, thậm chí đeo dây cáp để diễn cảnh bay lên trời.

Qua phim Wicked, Marissa hy vọng mở ra nhiều cơ hội hơn cho những người khuyết tật trên màn ảnh, đồng thời tiếp thêm sự tự tin cho cộng đồng, giúp họ không còn tự ti và dám đứng lên đấu tranh cho những quyền lợi cơ bản của chính mình.

Hình ảnh của Marissa Bode trên phim trường 'Wicked'  Hình ảnh của Marissa Bode trên phim trường 'Wicked'

Marissa Bode trên phim trường 'Wicked'

Hà Phương - từ nàng thơ thời trang đến diễn viên tiềm năng

Hà Phương sinh năm 2005, bẩm sinh khuyết tay trái. Từ lớp học của siêu mẫu Hạ Vy, cô bén duyên nghề người mẫu năm 14 tuổi, trở thành nàng thơ trong bộ sưu tập của nhà thiết kế Hà Duy, từng trình diễn chung sàn catwalk với siêu mẫu Thanh Hằng. Cu li không bao giờ khóclà phim đầu tay cô góp mặt.

Trong kịch bản ban đầu, phim không có nhân vật khuyết tật. Nhưng vì ấn tượng hình ảnh của Hà Phương qua một bài báo, đạo diễn Phạm Ngọc Lân quyết tâm mời cô đảm nhận vai cháu gái của NSND Minh Châu. Ở bộ phim đang chiếu rạp, câu chuyện không tập trung vào khiếm khuyết cơ thể của vai diễn Vân, Hà Phương thể hiện nhiều hoạt động đời thường của nhân vật như chăm trẻ, bê đồ, dọn dẹp...

C cô cùng bạn diễn Xuân An được yêu cầu cùng nhau nấu cơm cho đoàn phim trong một ngày, để qua đó gắn kết, lấy cảm xúc vào vai cặp sắp cưới. Chân dài gen Z diễn xuất tự nhiên, khắc họa nỗi niềm của cô gái tuổi đôi mươi mang nhiều vấn đề tâm lý, dù khi đóng phim, cô 16–17 tuổi. Quá trình quảng bá phim, Phương tham gia các hội thảo về tiềm năng của người khuyết tật trong nghệ thuật và truyền cảm hứng đến mọi người bằng câu chuyện cá nhân.

Hà Phương kể ngày bé, cô từng bị bạn bè trêu chọc vì vẻ ngoài, khiến cô tự ti. Dù vậy, mẹ của Phương không lựa chọn cho con gái học ở các ngôi trường dành riêng cho học sinh khuyết tật, đồng thời hướng dẫn cô các công việc đời thường, cổ vũ cô bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt. Nhờ cách giáo dục cởi mở của mẹ, Hà Phương thoát khỏi tâm lý tiêu cực và sống lạc quan. Sau này thử sức với điện ảnh, cô thêm tự tin và được đánh thức sự hồn nhiên trong tâm hồn.

Nhân vật của Hà Phương không được nhấn mạnh vào yếu tố là người khuyết tật, được mô tả với nhiều hoạt động đời thường.

Nhân vật của Hà Phương không được nhấn mạnh vào yếu tố là người khuyết tật mà mô tả với nhiều hoạt động đời thường.

Christopher Reeve - vực dậy sau biến cố

Christopher Reeve được khán giả biết đến khi hóa thân thành Superman trong loạt phim về siêu anh hùng giai đoạn 1978 - 1987. Năm 1995, nam diễn viên bị ngã ngựa, gãy hai đốt sống cổ, liệt toàn thân, phải ngồi xe lăn và thở máy. Rear Windowlà bộ phim đầu tiên ông đóng sau tai nạn và cũng là tác phẩm điện ảnh cuối cùng trước khi tài tử qua đời năm 2004 vì bệnh tim.

Thủ vai Jason Kemp, một người bất động thường lén quan sát hành động của người hàng xóm qua khung cửa sổ, nam diễn viên nhận được một đề cử Quả cầu vàng và giành giải "Nam diễn viên chính xuất sắc" do Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh tại Hollywood trao tặng đầu năm 1999.

Quá trình đóng phim, hành động nhân vật được đạo diễn xây dựng phù hợp với tình trạng của Christopher Reeve. Ông cũng vượt qua giới hạn bản thân khi chăm chỉ tập vật lý trị liệu để có thể thoại khi không dùng máy thở.

SauRear Window, tài tử tập trung vào các dự án cộng đồng, ủng hộ những nghiên cứu về vai trò của tế bào gốc trong tủy sống để chữa bệnh. Sức ảnh hưởng của Christopher Reeve nổi bật đến mức vấn đề này trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2004.

Christopher Reeve tập luyện để không cần máy thở hỗ trợ khi diễn xuất.

Christopher Reeve tập luyện để không cần máy thở hỗ trợ khi diễn xuất.

Đỗ Hoàng - Phong Kiều