Tác giả Đặng Hồng,ồiứcvềnhữngnăty le ca cuoc bong da truc tuyen người con của quê hương Hậu Giang, đã cần mẫn ghi lại những câu chuyện trong ký ức về một thời hào hùng của quân và dân Hậu Giang từ những năm 1945 đến nay, trong tuyển tập vừa ra mắt: “Những năm tháng không quên”. Sách do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
Đọc tác phẩm của ông sẽ gợi lên những ngày gian khó, đầy mất mát, hy sinh nhưng hào hùng, rừng rực lửa căm thù giặc và tình yêu quê hương, đất nước. Là người góp mặt, chứng kiến hiện thực xã hội lúc đó, ông đã ghi chép, đặt mình vào trong dòng cảm xúc ấy để có được những trang viết nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc, lay động lòng người. Trang viết trải dài đến những năm tháng xây dựng quê hương, nhưng vẫn còn âm ỉ nỗi đau do chiến tranh để lại. Những tên gọi trong từng truyện ký của ông khiến người đọc hình dung từng chặng đường lịch sử: “Huyện Long Mỹ, mảnh đất ân tình của những người kháng chiến”, “Tấm gương hy sinh oanh liệt của anh Hồ Hữu Nhơn”, “Những trận đánh đáng nhớ”, “Lòng Dân”, “Hình ảnh Bác Hồ giữa lòng đồng bào Công giáo”, “Tấm lòng của bà Tư”… Ở đó, có tình đồng đội, tình quân dân và những tình cảm trai gái trong sáng, là sức mạnh để những con người yêu nước bước tới với mong muốn giành độc lập, tự do, để được hưởng một tình yêu thật trọn vẹn. Có người đã trở về, nhưng cũng có người mang theo mối tình đẹp nằm lại trong lòng đất mẹ…
Những trang viết của ông bình dân, nhưng lại âm ỉ thấm sâu, tạo sự lay động tận sâu trong tâm hồn. Đó là những câu chuyện có thật ông đã từng trải qua, từng chứng kiến hoặc nghe nhân vật kể lại. Là người làm báo, nên óc quan sát, cách cảm nhận cũng mới lạ và sâu sắc. Ông còn dành cho hoạt động báo chí thời kháng chiến một tác phẩm: “Viết báo giữa vòng vây quân thù”, giúp độc giả hiểu được quy trình làm báo, mà dụng cụ chỉ có giấy, viết, thùng sắt làm bàn, phải vắt óc viết trong khi địch chỉ ở cách vài trăm mét, bị càn quét bất cứ lúc nào. Còn nhà in thì: “Anh em công nhân cất căn nhà dưới tàn đám trâm bầu để tránh máy bay giặc phát hiện, đồng thời xây âm dưới lòng đất một hầm bí mật bằng bê tông, rộng 16m2. Tất cả phương tiện như máy in, chữ chì, giấy mực được chứa trong cái hầm đó. Ngày nào giặc không đánh phá thì các phương tiện in ấn được đem lên mặt đất hoạt động” (trích “Viết báo giữa vòng vây quân thù” - trang 123). Rồi chỉ sau một trận càn quét, tất cả tan hoang…
Những trang viết của ông còn dành cho những kỷ niệm của chính ông về soạn giả Điêu Huyền, một người con của đất Hậu Giang, tác giả của nhiều vở cải lương nổi tiếng: “Ánh lửa rừng khuya”, “Tiếng hò sông Hậu”, “Tìm lại cuộc đời”, “Gió bụi biên thùy”…, về bản thảo một vở cải lương mà soạn giả đưa ông xem, đến giờ ông vẫn còn lưu giữ. Hay về chuyện đồng chí Mai Chí Thọ từng thoát nạn ở Búng Tàu (Phụng Hiệp), được người dân ở đây chứng kiến kể lại. Rồi những kỷ niệm của tác giả khi sống trong lòng dân, được dân đùm bọc, chở che để ông an toàn phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình.
Sau ngày giải phóng, ông Đặng Hồng làm lãnh đạo ngành văn hóa - thông tin, tiếp tục phát huy sở trường làm báo, viết văn thời kháng chiến, nên đề tài, chất liệu trong trang viết vẫn là những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh của Đảng bộ và nhân dân Cần Thơ, trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Có lẽ, ông muốn trả món nợ ân tình với vùng đất đã cưu mang ông trong những tháng năm đó. Khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn dành nhiều thời gian ghi chép lại những câu chuyện của quá khứ, cung cấp nhiều thông tin về đất và người Hậu Giang một thời gian khó, đang vươn mình phát triển, nhưng những vết thương chiến tranh vẫn còn nhức nhối.
Chuyện ông viết không chỉ đơn thuần là những dòng hồi ức, mà còn thắp thêm ngọn lửa và tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ!
Tác giả Đặng Hồng tên thật là Đặng Hồng Khuê, sinh năm 1929, là hội viên Phân hội Sân khấu, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, hội viên Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông từng viết trên 200 bài ký đăng trên các báo, tạp chí; kịch bản cải lương có: “Trăng về bến hẹn”, “Ông đại tá về hưu”, “Hát cho tình yêu”…; đã xuất bản các quyển sách: “Ký ức một thời về Ngã Bảy - Phụng Hiệp”, “Ngành thông tin tuyên truyền tỉnh Cần Thơ chín năm kháng Pháp”, “Lịch sử báo chí - ngành in tỉnh Cần Thơ qua hai cuộc kháng chiến”… |
THẢO HƯƠNG