Việt Nam liên tục xuất siêu,ịchbảntăngtrưởngkinhtếViệtNamnăgetafe – girona tạo đà bứt phá giai đoạn tới | |
Tận dụng thời cơ và cơ hội để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại nền kinh tế | |
Thủ tướng: Việt Nam chưa thể đứng đầu về thu nhập, nhưng có thể đi đầu một số lĩnh vực | |
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới |
Dịch Covid-19 là cú huých quan trọng ban đầu đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Ảnh: Internet. |
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2020 - Thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 19/1, PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, năm 2021 là năm khởi đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2020 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030. Vì vậy, năm 2021 là năm có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế cho các năm tiếp theo. Do đó, việc đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam năm 2020 có vai trò quan trọng, để rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm 2021 và cho cả giai đoạn tiếp theo, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, chất lượng và bền vững.
Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2020: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo cho rằng, năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, nhưng những dấu hiệu tích cực đang dần sáng rõ. Vì thế, nền kinh tế thế giới sẽ ấm dần lên, kéo theo đó hoạt động đầu tư, thương mại của nền kinh tế nước ta.
Theo mô hình dự báo của Viện Kinh tế Việt Nam, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam dự báo đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp).
Khả năng đạt được mỗi kịch bản trong thực tế phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và sự tăng cường năng lực hấp thụ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo đó, các dự báo của tổ chức quốc tế và chỉ tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra sẽ đạt được chỉ trong kịch bản cao khi mà kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng hấp thụ vốn FDI.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, dịch Covid-19 là cú huých quan trọng ban đầu đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân và một khi bệnh dịch được kiểm soát như hiện nay, thì nỗ lực chuyển đổi số có thể chùng xuống, thậm chí ngưng hẳn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do vậy, cần hỗ trợ đủ liều, đủ dài sau khi dịch chấm dứt đối với các doanh nghiệp công nghệ số với các nhóm khác nhau. Trong đó, cần phải thay đổi tư duy, biến công nghệ thông tin và chuyển đổi số là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng theo hướng hiệu quả, xanh và bền vững.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước (công nghệ 5G, chuyển đổi số, công nghệ nano…).
Đây là cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Đồng thời, thực hiện đổi mới tư duy và đổi mới thể chế chính sách theo hướng tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước là yếu tố quan trọng bậc nhất cho khoa học, công nghệ để phát triển cũng như huy động được nguồn lực cần thiết cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó cần có những thử nghiệm đột phá về thể chế, chính sách.