【kq bd đức】5 nhiệm vụ xuất nhập khẩu trọng tâm trong 2022
作者:La liga 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:16:35 评论数:
Nửa đầu tháng 1,ệmvụxuấtnhậpkhẩutrọngtâkq bd đức hai nhóm hàng xuất khẩu giảm tỷ USD | |
Nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam đạt hơn 126 tỷ USD | |
Infographics: Điểm nhấn nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2021 |
Xuất nhập khẩu Việt Nam hiện vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững. Ảnh: N.Linh |
Năm 2021, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả tích cực, hoàn thành và vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 668,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 336,3 tỷ USD, tăng 19%. Cán cân thương mại xuất siêu 4,1 tỷ USD.
Đây là những kết quả ấn tượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong bối cảnh nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, xuất nhập khẩu còn những yếu tố thiếu bền vững. Quy mô xuất khẩu tăng cao, song giá trị gia tăng còn thấp; nhiều ngành hàng còn xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế và phải nhập khẩu thành phẩm đã qua chế biến.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu đất liền, hình thức trao đổi thương mại biên giới còn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến ùn tắc cục bộ...
Đánh giá năm 2022 còn nhiều khó khăn, thách thức, ông Nguyễn Hồng Diên nêu rõ: chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng rõ nét, nhiều nước tập trung phát triển sản xuất, thương mại nội địa. Xung đột thương mại vẫn là nguy cơ trên toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cần tập trung triển khai trong năm 2022.
Thứ nhất,nắm chắc diễn biến kinh tế thế giới, cập nhật chính sách xuất nhập khẩu của các quốc gia, qua đó tham mưu các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước.
Cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu không chỉ theo hướng thúc đẩy xuất khẩu mà cần gắn xuất nhập khẩu với phát triển kinh tế chung của cả nước, thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu bền vững.
Thứ hai,Cục Xuất nhập khẩu cần chủ động trong tham vấn chính sách, phát hiện và đề xuất kịp thời các giải pháp cho các vấn đề nóng, các mặt hàng chiến lược, chú trọng bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba,trong quá trình thực thi chính sách, Cục Xuất nhập khẩu cần phối hợp với các địa phương để tham mưu điều chỉnh chiến lược ngành hàng, lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh của địa phương để đưa vào kế hoạch phát triển thương mại và công nghiệp, quy hoạch kinh tế - xã hội của các địa phương nhằm khai thác hiệu quả cơ hội, hạn chế các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ tư, cần thông tin cho doanh nghiệp về những cơ hội thị trường, phương hướng chung là hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới.
Cuối cùng, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh Cục Xuất nhập khẩu cần phối hợp với các đơn vị của các bộ, ngành, các địa phương và các cục, vụ của Bộ Công Thương, các Vụ Thị trường ngoài nước, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để trao đổi, thúc đẩy hoạt động sản xuất theo tín hiệu của thị trường, sản xuất sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, quy định nhằm xuất khẩu vào các thị trường lớn, thị trường đối tác Hiệp định thương mại tự do (FTA).