当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả cúp châu âu】KBNN chuyển đổi mô hình tổ chức đáp ứng yêu cầu hội nhập

kbnn chuyen doi mo hinh to chuc dap ung yeu cau hoi nhap

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: T.Hằng

Tại Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định 26/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,ểnđổimôhìnhtổchứcđápứngyêucầuhộinhậkết quả cúp châu âu nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26-8-2009 diễn ra chiều nay (30-9), Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhấn mạnh, KBNN phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức trong toàn hệ thống KBNN về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện này, trên cơ sở đó thấy được niềm vinh dự, tự hào, đồng thời cũng thấy được trách nhiệm và yêu cầu mới cao hơn, để từ đó quyết tâm khắc phục khó khăn, tập trung trí tuệ, phát huy sáng tạo, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, nhanh chóng ổn định tổ chức, bộ máy; giải quyết tốt công tác tư tưởng đối với những cán bộ, công chức có sự di chuyển về vị trí, nhiệm vụ để tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong nội bộ từng đơn vị trong hệ thống KBNN. Đối với những tổ chức mới, nhanh chóng hoàn thiện quy chế làm việc theo hướng cải cách, hiệu quả, khẩn trương nắm bắt các nhiệm vụ của đơn vị để triển khai thực hiện, đảm bảo thông suốt, không để ách tắc.

Theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, những chức năng, nhiệm vụ mới được giao đều là những nhiệm vụ khó, sẽ phát sinh không ít thách thức.

“Do vậy, việc tiếp theo, KBNN cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các chức năng này, đó là: Nghị định về quản lý ngân quỹ Nhà nước và Nghị định về báo cáo tài chính Nhà nước, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các quy trình, quy chế nội bộ... để có thể thực hiện ngay từ cuối năm 2016, đầu năm 2017”- Thứ trưởng Trần Xuân Hà giao nhiệm vụ.

Thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, trong thời gian vừa qua, KBNN đã chủ động cùng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tham mưu trình Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các khung pháp lý để cải cách thể chế, chính sách nhằm thực hiện các chức năng được giao, trong đó cơ sở pháp lý quan trọng đó là: Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán sửa đổi. Các công nghệ quản lý hiện đại cũng được triển khai áp dụng mạnh mẽ trong hệ thống KBNN như: Xây dựng, vận hành Hệ thống Thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); hệ thống quản lý thu thuế (TCS); hệ thống thanh toán song phương điện tử tập trung và hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hệ thống kế toán nội bộ tập trung...

Song song với cải cách mạnh mẽ về thể chế, chính sách và ứng dụng các công nghệ quản lý hiện đại, các chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hệ thống KBNN cũng cần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

Theo Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà, Quyết định 26/2015/QĐ-TTg là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự ghi nhận những kết quả và đánh dấu một bước trưởng thành mới trong quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống KBNN.

Việc sửa đổi hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức lần này được thực hiện trên các nguyên tắc sau: Thể chế và cụ thể hóa đầy đủ hơn các chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động theo các mục tiêu và nội dung Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Gắn việc sắp xếp tinh gọn đầu mối tổ chức quản lý với cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo không làm tăng biên chế đã được giao...

Việc kiện toàn và đưa hệ thống KBNN đi vào hoạt động theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg sẽ tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của KBNN trong hệ thống tài chính; đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính Quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tổ chức huy động một lượng vốn lớn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý và điều hành tài chính - ngân sách nhà nước phục vụ mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

Theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức của cơ quan KBNN ở Trung ương được giữ nguyên về số lượng đầu mối tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước như hiện nay (14 đầu mối).

Tuy nhiên, có một số sắp xếp, chuyển đổi mô hình để đáp ứng yêu cầu quản lý, đó là: Chuyển đổi mô hình Vụ Kế toán nhà nước thành Cục Kế toán nhà nước để thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước và nhiệm vụ tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước.

Chuyển đổi mô hình Vụ Huy động vốn và sáp nhập bộ phận quản lý ngân quỹ của Vụ Tổng hợp - Pháp chế để thành lập Cục Quản lý ngân quỹ nhằm thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ nhà nước với mục tiêu quản lý an toàn và hiệu quả.

Đổi tên Thanh tra Kho bạc thành Vụ Thanh tra - Kiểm tra để phù hợp với quy định của Luật Thanh tra cũng như xây dựng bộ máy tham mưu, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Đổi tên Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước thành Vụ Kiểm soát chi. Không tổ chức cấp phòng thuộc Vụ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương.

* Với việc sửa đổi, bổ sung, có thể thấy rõ nhiệm vụ của hệ thống KBNN đã được hoàn thiện. Theo đó, căn cứ vào tính chất của các nhiệm vụ có thể chia các nhiệm vụ của KBNN thành 2 nhóm:

Nhóm nhiệm vụ có tính chất quản lý nhà nước: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước được giao (bao gồm tập trung các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, quản lý kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước; quản lý các quỹ tài chính của Nhà nước, tài sản tạm thu tạm giữ, tài sản quý hiếm); tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước, kế toán các quỹ và tài sản của Nhà nước, kế toán các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương; tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành.

Nhóm nhiệm vụ có tính chất cung cấp dịch vụ công và có tính chất như một ngân hàng của Chính phủ gồm: Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tổ chức thanh toán chuyển tiền, thu chi tiền mặt, quản lý kho quỹ, tổ chức huy động vốn thông qua phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ phục vụ cho cân đối ngân sách và cho đầu tư phát triển.

分享到: