【kết quả trận viking】10 sự kiện nổi bật tỉnh Cà Mau năm 2020

时间:2025-01-26 23:32:39 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) 10 sự kiện nổi bật tỉnh Cà Mau năm 2020

1. Chủ động khắc phục thiên tai, dịch bệnh nặng nề nhất trong 20 năm qua

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải, nay là Bí thư Tỉnh uỷ cùng BCĐ phòng, chống dịch bệnh tỉnh kiểm tra cơ sở vật                                 chất khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh.                                                Ảnh: Hồng Nhung

Năm 2020 là năm tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 20 năm qua do tình hình thiên tai, hạn hán, ngập úng, sạt lở, đặc biệt đại dịch Covid-19… gây thiệt hại cho nền kinh tế tỉnh nhà, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. Song, với sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của chính quyền các cấp, sự quyết tâm, đồng lòng, hợp lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân đã giúp tỉnh Cà Mau từng bước vượt qua khó khăn, thách thức; kịp thời thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khắc phục thiệt hại do thiên tai, hạn hán, ngập úng, sạt lở, nhất là các giải pháp kiểm soát tốt dịch Covid-19, không để lây lan ra cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được phục hồi, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp được tiến hành, đảm bảo quy trình, quy định và cơ bản đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

2. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và làm việc tại Cà Mau

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm hỏi công nhân tại cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau.     Ảnh: Quốc Rin

Năm 2020, tỉnh Cà Mau vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và làm việc. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã lắng nghe và chia sẻ những khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, sụp lún đê biển Tây; triển khai các công trình, dự án trọng điểm; thu hút đầu tư, phát triển kinh tế biển... Đồng thời, có những chỉ đạo giúp Đảng bộ tỉnh khắc phục khó khăn, hạn chế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh của địa phương.

 3. Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025

Đại biểu bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025.              Ảnh: Phong Phú

Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Cà Mau đã tổ chức thành công tốt đẹp đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà. Thành công của đại hội đảng bộ các cấp trong tỉnh là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban, bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực, quyết tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; sự tích cực, chủ động của các cấp uỷ trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Thành công của đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 tạo nên sức mạnh cổ vũ Đảng bộ, quân và dân tỉnh nhà vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu vì mục tiêu phát triển nhanh, bền vững. Ngay sau đại hội, các cấp uỷ, chính quyền tổ chức xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng kết quả và nghị quyết của đại hội đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong tỉnh.

4. Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VI (2020-2025)

Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tặng hoa đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau đi                                            dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.                                           Ảnh: Hoàng Vũ

5 năm qua, các cấp, các ngành đã phát động nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, được đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Từ các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sức lan toả sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tỉnh nhà.

Tại đại hội, có 52 tập thể được nhận cờ thi đua của Chính phủ; 13 tập thể, 53 cá nhân được nhận Huân chương Lao động các hạng; Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho 34 tập thể, 302 cá nhân. Chủ tịch UBND tỉnh tặng 374 cờ thi đua; 1.697 danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc; 430 danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;  4.056 tập thể và 11.803 cá nhân được nhận bằng khen.

Đại hội kêu gọi các cấp, các ngành tiếp tục phát động các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực, đời sống, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trọng tâm là thi đua xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường; thi đua đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; thi đua xây dựng đảng bộ, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh…

5. Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau (13/12/1940-13/12/2020)

                       Ngọn Hải đăng Hòn Khoai.                                                                                            Ảnh: Thanh Dũng

Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) năm 1981, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã quyết định chọn ngày 13/12 hàng năm làm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau (13/12/1940-13/12/2020) là dịp để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh Cà Mau ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau ngày đất nước giải phóng, cùng với sự phát triển vượt bậc của đất nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Trong đó, có nhiều chủ trương, nghị quyết mang tính đột phá, mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, chuyển Cà Mau từ một tỉnh thuần nông, trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất, hiệu quả thấp, trở thành tỉnh trọng điểm về nuôi, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Kinh tế liên tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, có bước tiến rất quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, y tế, hạ tầng đô thị..., diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi rõ nét.

Kết quả đạt được trong 80 năm qua là sự nỗ lực liên tục của toàn Đảng bộ, cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau. Là sự thể hiện cụ thể bản lĩnh của Đảng bộ về lựa chọn hướng đi đúng; xác định những vấn đề đột phá và vận dụng linh hoạt cơ chế; dám nghĩ, dám làm để xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

6. Cà Mau xếp hạng 3 cả nước về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (chỉ số SIPAS)

Giao dịch giải quyết TTHC tại Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh Cà Mau.                        Ảnh: Hồng Nhung

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và Chỉ thị số 02-CT/TU, ngày 31/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cải cách hành chính gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Năm 2020, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xác định cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là khâu đột phá của tỉnh. Theo đó, tỉnh xác định, trọng tâm cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí; tổ chức bộ máy các cơ quan được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; cải cách chế độ công vụ, công chức theo hướng xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công. Từ đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Năm 2019, chỉ số SIPAS tỉnh Cà Mau xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, với tỷ lệ hài lòng 91,57%.

7. TP Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

                                  Đường quê xã NTM Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.                                          Ảnh: Hồng Phượng

Sau 10 năm bắt tay xây dựng nông thôn mới, đến nay, TP Cà Mau có 7/7 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của thành phố đạt 56,1 triệu đồng, tăng hơn 43 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chỉ còn 1,06% (còn 218/21.651 hộ), so với năm 2010 giảm 326 hộ. Tỷ lệ hộ cận nghèo khu vực nông thôn giảm còn 1,46%. Nông nghiệp, nông thôn của thành phố đã thay đổi toàn diện; bộ mặt nông thôn khang trang, cảnh quan, vệ sinh môi trường được cải thiện, kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội đạt chuẩn, các tuyến giao thông, trường học, trạm y tế, chợ được đầu tư nâng cấp; hệ thống công trình hạ tầng thuỷ lợi được đầu tư; 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó có 99,4% hộ sử dụng điện an toàn; 79,6% hộ dân sử dụng nước sạch; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.

Ngày 23/11, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh đã họp xem xét, thảo luận và bỏ phiếu với 27/28 phiếu tán thành đề xuất cấp thẩm quyền thẩm định, công nhận TP Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

8. Đạm Cà Mau được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Đạm Cà Mau không ngừng nâng cao chất lượng, sẵn sàng phục vụ bà con nông dân khắp cả nước.   Ảnh: Hoàng Diệu

Năm 2020, bộ sản phẩm Phân bón Cà Mau tiếp tục được công nhận là Thương hiệu quốc gia năm 2020 theo Quyết định số 2534/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương - Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Với việc đáp ứng các tiêu chí khắt khe về kết quả kinh doanh, sản phẩm vượt trội, nộp ngân sách và đóng góp cộng đồng, sản phẩm của PVCFC không chỉ vang danh trong nước mà còn lan sang khu vực. Phân bón Cà Mau trở thành nhà cung cấp phân bón chiếm thị phần lớn ở Campuchia và vươn ra thị trường thế giới, như Brazil, Sri Lanka, Bangladesh...

Hiện nay, nhà máy hoạt động ổn định liên tục, công suất vượt mức 110%, đảm bảo cung ứng tốt nguồn sản phẩm chất lượng, công nghệ cao, giá thành phải chăng. Với 4 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia, Phân bón Cà Mau tiếp tục khẳng định tiềm lực, uy tín trong nước, khu vực và quốc tế. Qua đó, nâng cao hơn nữa các dòng sản phẩm nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường, góp phần nâng tầm nông nghiệp Việt trên trường quốc tế. 

9. Nghề muối ba khía, gác kèo ong được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia

                                               Ăn ong ở rừng U Minh Hạ.                                                                            Ảnh: Đặng Duẩn

Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề muối ba khía ở huyện Ngọc Hiển và nghề gác kèo ong ở huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Theo đó, nghề muối ba khía tập trung nhiều tại các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Phú Tân, đặc biệt là tại huyện Ngọc Hiển. Nghề muối ba khía được duy trì qua nhiều thế hệ cư dân vùng rừng ngập Cà Mau và được biến tấu với nhiều cách làm khác nhau, song vẫn giữ được nét làm nghề truyền thống và hương vị rất riêng, tạo nên thương hiệu đặc sản ẩm thực dân dã nổi tiếng của Đất Mũi - Cà Mau. Nghề gác kèo ong tại vùng rừng U Minh Hạ xuất hiện từ khá lâu, ban đầu chỉ là các hoạt động riêng lẻ, sau được phát triển dần và hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm gắn hoạt động kinh tế với trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo chất lượng, uy tín sản phẩm mang thương hiệu mật ong U Minh Hạ.

Nghề muối ba khía và gác kèo ong được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương không chỉ khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, mà còn lưu giữ nét văn hoá truyền thống của làng nghề mang tính đặc trưng vùng đất Nam Bộ và tạo nên thương hiệu đặc sản ẩm thực nổi tiếng của vùng Đất Mũi - Cà Mau, góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh, con người Cà Mau đến với các địa phương cả nước, khu vực và quốc tế.

10. Công tác an sinh xã hội đạt nhiều thành tích nổi bật trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn

Nhà báo Nguyễn Danh, Phó tổng biên tập báo Cà Mau trao học bổng cho học sinh nghèo tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.  Ảnh: Phương Thảo

Năm 2020, mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vượt khó vươn lên của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác an sinh xã hội và đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 59.703 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; 52.066 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 20.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng khoảng 12.000 người so với năm 2019; có trên 1 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng khoảng 9.600 người so với năm 2019. Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề tiếp tục được duy trì, đến nay, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho 36.253 người, đạt 103,58% kế hoạch; giải quyết việc làm cho 34.651 lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn 1,57% vào cuối năm 2020. Thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ, tỉnh kịp thời hỗ trợ 127 tỷ đồng cho Nhân dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19…

Hoạt động an sinh xã hội thời gian qua trên địa bàn tỉnh thực sự góp phần củng cố niềm tin và sự ủng hộ của Nhân dân đối với những chính sách của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Đây là tiền đề vững chắc để cả hệ thống chính trị tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này trong thời gian tới./.

 

推荐内容