【bang xep hang bong đá anh】Tình hình Biển Đông hôm nay: Trung Quốc ép tân tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Đông?

Trung Quốc gây sức ép với tân tổng thống Indonesia về vấn đề Biển Đông

Những tin tức gần đây trên báo chí về tình hình Biển Đông vừa tiết lộ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng trước đã gửi điện chúc mừng ông Joko Widodo cho chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia khi mà kết quả vẫn chưa được xác nhận của Tòa án Tối cao nước này. Tuy nhiên tương tác tiếp theo giữa 2 nhà lãnh đạo có thể sẽ không còn được ấm áp như vậy.

Nhiều chuyên gia nhận định,ìnhhìnhBiểnĐônghômnayTrungQuốcéptântổngthốngIndonesianhượngbộởBiểnĐôbang xep hang bong đá anh tân tổng thống Indonesia Widodo sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông với một sự hung hăng chưa từng có kể từ khi Indonesia giành được độc lập. Đối với ông Widodo đang chờ ngày nhậm chức, mối quan hệ với Tập Cận Bình sẽ tạo ra những thách thức chính sách đối ngoại lớn nhất trong nhiệm kỳ của mình.

Là một nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và dân số lớn thứ tư trên thế giới, Indonesia có tiềm năng đóng vai trò lãnh đạo trong việc tạo dựng các mối quan hệ trong khu vực với Trung Quốc. Điều đó có thể trở thành thử thách đầu tiên, cũng giống như khi ông Shinzo Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản tháng 12/2012, một tháng sau tàu Trung Quốc tăng gấp đôi số lần xâm nhập vùng biển Nhật Bản xem là lãnh hải của mình ở Senkaku.

Tình hình Biển Đông “dậy sóng” do Trung Quốc liên tục tạo sức ép với các nước về vấn đề Biển Đông

Tình hình Biển Đông “dậy sóng” do Trung Quốc liên tục tạo sức ép với các nước về vấn đề Biển Đông. Ảnh minh họa

Trước đó, trong hộ chiếu phát hành năm 2012, Trung Quốc đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, xâm phạm cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, một khu vực đặc biệt nhạy cảm. Do đó, có nhiều khả năng tân Tổng thống Indonesia sẽ phải chịu áp lực lớn từ Trung Quốc để chấp nhận yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc trong tấm bản đồ trên hộ chiếu kia để đổi lại một sự đảm bảo về tính hợp pháp trong những khẳng định khác của Indonesia.

Được biết cho đến nay, Indonesia vẫn cẩn thận không công nhận nước này có tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2010 Indonesia tuyên bố rằng bản đồ “đường lưỡi bò” Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc "rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế". Vào hồi tháng 4, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cũng tuyên bố ông muốn Trung Quốc giải thích về bản đồ đường lưỡi bò này và yêu cầu Liên Hợp Quốc giúp đỡ.

Việt Nam – Triều Tiên bàn về tình hình Biển Đông

Theo những thông tin mới nhất trên báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên Ri Su Yong đã có buổi trao đổi về tình hình Biển Đông trong hội đàm song phương sáng ngày 6/8 tại Hà Nội.

Trong buổi hội đàm, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với Triều Tiên; hoan nghênh hai nước tiếp tục duy trì trao đổi đoàn các bộ, ngành nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tích cực tìm kiếm các biện pháp và hình thức thích hợp để đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa, thể thao có bước phát triển mới phù hợp với tiềm năng và điều kiện của mỗi nước.

Việt Nam nhận được sự ủng hộ và quan tâm của nhiều nước về tình hình Biển Đông

Việt Nam nhận được sự ủng hộ và quan tâm của nhiều nước về tình hình Biển Đông. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Ri Su Yong cũng bày tỏ sự vui mừng khi lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam và được chứng kiến những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ông cho rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống là tài sản quý báu của hai dân tộc do Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân xây dựng và vun đắp, hai bên cần duy trì và tích cực phát huy. Phía Triều Tiên mong muốn hai Bộ Ngoại giao phát huy vai trò thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, tăng cường phối hợp và hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực và những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.

Tàu Trung Quốc lao vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng

Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Ảnh Reuters

Tờ Straits Times dẫn lời lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho hay, vào lúc 10h sáng ngày 6/8, 3 tàu của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải kéo dài 12 hải lý quanh một trong những đảo thuộc quần đảo Senkaku (quần đảo mà Trung Quốc cũng tuyên bố thuộc sở hữu của nước này và gọi là Điếu Ngư). Sự xuất hiện của tàu Trung Quốc ở khu vực tranh chấp diễn ra sau khi Tokyo ra sách trắng cảnh báo những động thái nguy hiểm của Bắc Kinh gần quần đảo này.

Tokyo đã quốc hữu hóa một số đảo của quần đảo này cách đây 2 năm. Hành động này đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi ngoại giao dù hai nước vẫn phối hợp với nhau về các cuộc diễn tập như diễn tập tuần duyên chung.

Từ khi căng thẳng bùng phát, tàu và máy bay Trung Quốc thường xuyên tiếp cận các đảo còn tuần duyên Nhật thì truy đuổi.

Minh Thùy (tổng hợp)

Tình hình Biển Đông ngày 4/8: Số tàu cá của Trung Quốc ở Biển Đông lên tới hơn 4 vạn
Thể thao
上一篇:Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
下一篇:Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa