【pau đấu với bastia】Niềm tin của Nhân dân là quan trọng nhất
');this.closest('table').remove();"> |
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, một trong những thành quả quan trọng nhất là tạo được niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân |
Mở đầu buổi nói chuyện, ông Phan Ngọc Thọ chia sẻ, trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là từ khi có Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, bên cạnh những thuận lợi vẫn có không ít khó khăn, đặc biệt là những tác động của thiên tai, dịch bệnh và ảnh hưởng do suy thoái kinh tế… Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn thể người dân, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin..., được lãnh đạo Đảng, Chính phủ đánh giá cao.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, một trong những thành quả quan trọng nhất là tạo được niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân, từ đó tạo được sự đồng thuận, đồng lòng trong triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh. Đơn cử như hoàn thành việc di dời hàng ngàn hộ dân (giai đoạn 1) để thực hiện Dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế. Đây được xem là “cuộc di dân lịch sử” mà kết quả có được chính là tạo được sự đồng thuận, đồng lòng từ người dân.
Hay Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, nhờ sự huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự ủng hộ tích cực của người dân trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao kịp tiến độ cho chủ đầu tư…
');this.closest('table').remove();"> |
Đông đảo cán bộ lãnh đạo từ thị xã đến cơ sở tham dự buổi nói chuyện |
Về thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cho biết, quan điểm xuyên suốt của tỉnh là phát triển Thừa Thiên Huế dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với thế mạnh là phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số… trên cơ sở tiếp nối hài hoà giữa giữ gìn bản sắc, văn hoá Huế, con người Huế với sự năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tư duy…cùng mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, y tế giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thời gian qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể người dân, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm. Hương Thủy là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả khi đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm sâu chỉ trong thời gian ngắn. Điều này chứng minh cho sự đồng lòng, ủng hộ của người dân và tính hiệu quả trong điều hành, thực hiện.
“Để tỷ lệ hộ nghèo không trở thành rào cản trong hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, về phía cơ sở, theo tôi, cần tiếp tục phát huy triệt để vai trò cầu nối của bí thư, thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận…, bởi đó là những cánh tay nối dài của Đảng, của chính quyền với Nhân dân, từ đó tìm ra những sáng kiến, mô hình hay, hiệu quả, đồng thời, tạo sự cộng hưởng, giúp thay đổi tư duy, chung tay cùng tỉnh nhà khi Huế bước vào giai đoạn mới: năng động, sáng tạo, người dân có cuộc sống sung túc, chính quyền thân thiện, xã hội yên bình…”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ.
相关推荐
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Xâm hại tình dục trẻ em có mức phạt đến tử hình
- Hậu duệ vua Hàm Nghi trao tặng các kỷ vật quý cho Huế
- Kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- Bắt tạm giam đối tượng trộm cắp tài sản
- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa các đảo ở Trường Sa
- Thủ tướng dự Hội nghị G7 mở rộng: Ba thông điệp của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển