发布时间:2025-01-10 01:56:56 来源:88Point 作者:Cúp C1
DN nhỏ khó định giá theo “sản phẩm tương quan”
Trong quá trình triển khai việc áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh cho biết đã gặp một số vướng mắc. Đối với DN sản xuất, nhập khẩu sữa, theo ghi nhận của Sở Tài chính, những khó khăn vướng mắc xoay quanh hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, một số đơn vị kinh doanh cho biết đã thực hiện giữ ổn định giá bán từ năm 2010, 2012 đến nay nhằm có được một thị phần nhất định, trong khi các hãng sữa ngoại mỗi năm đều điều chỉnh giá. Do đó nếu thực hiện điều chỉnh giá bán các sản phẩm theo tương quan với các sản phẩm thuộc danh mục 25 sản phẩm do Bộ Tài chính ban hành, các đơn vị sẽ không có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất của mình.
Trường hợp 2, đối với các đơn vị sản xuất trong nước chiếm thị phần nhỏ. Các DN này đều có quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng tiêu thụ thấp nên các khoản chi phí phải hạch toán trong cơ cấu giá thành đều ở mức thấp, chi phí bán hàng chỉ từ 1% đến 3%, lợi nhuận từ 3% đến 4%. Do đó nếu thực hiện điều chỉnh giảm giá bán các sản phẩm tương quan với danh mục 25 sản phẩm do Bộ Tài chính ban hành (từ 14% đến 23%) thì giá bán các mặt hàng sẽ thấp hơn giá vốn sản xuất và DN cũng không thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất của mình.
Một vấn đề nữa theo Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh, quy định chi phí khác có liên quan trong phạm vi tối đa 15%, theo nguyên tắc xác định của Bộ Tài chính tại điểm b, khoản 2, phần 1 Công văn 6544 trong thực tế là chưa phù hợp đối với một số nhà sản xuất đã xây dựng hệ thống bán lẻ và đã có giá bán lẻ thống nhất trên toàn quốc.
Điển hình như trường hợp của Vinamilk, trước đây các khoản chi phí về trưng bày sản phẩm, vận chuyển lưu thông, chiết khấu hoa hồng… của các đại lí bán lẻ đã được xây dựng và hạch toán trong toàn bộ giá bán buôn của Vinamilk nên chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ của Vinamilk là rất thấp (mức chênh lệch này chỉ là lợi nhuận của nhà bán lẻ với tỉ lệ từ 1% đến 4%). Do đó khi áp dụng theo Công văn 6544 để xác định giá bán buôn tối đa thì Vinamilk phải tách phần chi phí vận chuyển, lưu thông trưng bày sản phẩm… ra khỏi cơ cấu giá thành, trong khi thực tế DN vẫn phải chịu các khoản chi phí này.
Đồng thời các đại lí bán lẻ sẽ hạch toán chi phí này trong chi phí khác có liên quan (không vượt qua 15%) để xác định giá bán lẻ tối đa. Như vậy, sẽ dẫn đến việc Vinamilk không đủ chi phí để xây dựng thương hiệu và phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Vinamilk cũng không thể hạch toán các khoản chi phí hợp lí, hợp lệ theo quy định do đã tách biệt rõ ràng giữa khâu bán buôn và bán lẻ…
Những vướng mắc còn lại liên quan đến xác định giá bán lẻ tối đa, hình thức công khai, biểu mẫu đăng ký…
Không cần hạch toán chi phí với DN lớn
Trước những vấn đề Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh nêu, tuần trước ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính đã ký văn bản số 7771/BTC-QLG giải đáp cũng như hướng dẫn cụ thể những vướng mắc của địa phương.
Tại văn bản này Cục Quản lý giá cho biết, theo quy định tại khoản 2 mục III và khoản 2a mục I, Công văn 6544, chỉ tổ chức, cá nhân bán lẻ có quyền điều chỉnh giá, quyết định giá mới phải xác định giá bán lẻ tối đa. Do đó, Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh căn cứ vào đối tượng phải thực hiện xác định giá bán lẻ tối đa theo quy định tại khoản 2a mục I Công văn 6544 để đề xuất danh sách các tổ chức, cá nhân phải thực hiện xác định giá bán lẻ tối đa tại địa phương.
Về quy trình rà soát Biểu mẫu đăng ký giá, nội dung hướng dẫn tại khoản 4 mục II Công văn 6544/BTC-QLG được áp dụng đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá từ lần điều chỉnh thứ hai trở đi (đăng ký lại giá).
Đối với trường hợp đăng ký giá lần đầu kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp bình ổn giá, theo Công văn 6544, tổ chức, cá nhân đăng ký giá sản phẩm sữa trên cơ sở giá bán buôn tối đa đã được xác định và đảm bảo giá đăng ký không cao hơn giá bán tối đa của sản phẩm đó./.
Về chi phí khác có liên quan trong phạm vi mức tối đa 15%, Bộ Tài chính cho biết quy định tại Khoản 2b mục I Công văn 6544/BTC-QLG, giá bán lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định theo nguyên tắc bằng giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% của giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
Các chi phí khác có liên quan và cách thức xác định giá bán lẻ tối đa đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi có hệ thống tổ chức phân phối riêng và có chính sách bán lẻ đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại khoản 2b, 2c mục I Công văn nói trên. Căn cứ vào đó, Sở Tài chính chủ động hướng dẫn thực hiện cụ thể khoản chi phí này cho phù hợp với thực tế địa phương.
Về hình thức công khai giá bán lẻ tối đa và thời gian áp dụng, cũng theo hướng dẫn đã nêu ở trên, chỉ tổ chức, cá nhân bán lẻ có quyền điều chỉnh giá, quyết định giá mới phải xác định giá bán lẻ tối đa và đăng ký giá bán lẻ.
Trường hợp cùng một sản phẩm sữa nhưng lại có mức giá tối đa khác nhau do các tổ chức, cá nhân thuộc diện phải xác định giá bán lẻ tối đa khác nhau xác định; sau khi tiếp nhận và rà soát, Sở Tài chính sẽ hệ thống hóa thông tin giá tối đa của từng tổ chức, cá nhân để công bố công khai và phục vụ theo dõi quản lý.
Việc công khai giá bán lẻ tối đa theo tên sản phẩm sữa và kèm theo tên đơn vị cung cấp để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát (kiểm tra việc xác định tỷ lệ 15% trong khâu bán lẻ); đồng thời giúp người tiêu dùng lựa chọn đơn vị cung cấp có giá tốt hơn và gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) để cùng thông tin tới người tiêu dùng về giá bán lẻ tối đa và giá đăng ký bán lẻ thực hiện sau ngày 21/6/2014.
Đối với việc xác định tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đăng ký giá tại địa phương, ông Tuấn cho biết, 6 DN gồm: Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam; Công ty TNHH Nestle’ Việt Nam; Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A; Công ty TNHH Mead Johson Nutritions Việt Nam; Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến và Công ty CP Thương mại và Phát triển Organic Việt Nam thuộc danh sách thực hiện đăng ký giá tại Bộ Tài chính quy định tại Công văn 6544 là các DN thực hiện bán buôn các sản phẩm sữa, không trực tiếp thực hiện bán lẻ.
Do đó, các tổ chức, cá nhân bán buôn ở khâu tiếp theo (nếu có), hoặc bán lẻ sản phẩm sữa của 06 doanh nghiệp nói trên nếu thuộc đối tượng phải đăng ký giá bán buôn hoặc bán lẻ thì tổ chức, cá nhân đó sẽ thuộc vào danh sách đối tượng đăng ký giá tại địa phương.
Trường hợp có thông tin về tỷ lệ % giữa giá bán buôn và giá bán lẻ của các doanh nghiệp nói trên, Bộ Tài chính sẽ có văn bản gửi các Sở Tài chính tham khảo để làm căn cứ thực hiện.
Xung quanh kiến nghị của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn thành phố, căn cứ vào quy định tại điểm b, mục 1, điều 2 Quyết định số 1079/QĐ-BTC, đồng thời với việc so sánh mức giá của các sản phẩm Nhà nước đã công bố giá tối đa, và thông tin theo dõi thị trường, thông tin cần thiết khác (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm 1.2b khoản 1 mục I Công văn 6544, trường hợp không có thông tin tương quan thì các tổ chức, cá nhân căn cứ vào phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành để xác định giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa đối với sản phẩm sữa của mình.
Việc xác định giá bán buôn để làm căn cứ xác định giá bán lẻ tối đa phải đảm bảo giá bán lẻ tối đa không cao hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường của sản phẩm đó (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá)./.
Hoàng Lâm
相关文章
随便看看