【bang xep hang tho nhi ki】VAFI: Ủy ban Chứng khoán cần công khai doanh nghiệp “trốn” niêm yết

时间:2025-01-12 10:50:12 来源:88Point

vafi uy ban chung khoan can cong khai doanh nghiep tron niem yet

Ông Nguyễn Hoàng Hải.

Gần đây,trốnbang xep hang tho nhi ki VAFI đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương nhằm thúc đẩy việc đưa Tổng CTCP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng CTCP Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) lên sàn sau nhiều năm “trốn” niêm yết. Nhìn rộng ra, không chỉ hai ông lớn này mà hiện có rất nhiều DN cũng đang “trốn” niêm yết. Theo ông, hệ lụy của tình trạng này là gì?

Tác động xấu đầu tiên là hoạt động quản trị tại DN gần như không thay đổi, đặc biệt là ở những DN mà cổ đông nhà nước nắm cổ phần chi phối, do thiếu sức ép từ cổ đông bên ngoài, từ nghĩa vụ phải minh bạch hoạt động theo luật chơi của TTCK. Điều này khiến mức độ minh bạch trong hoạt động của DN chậm được cải thiện, nếu không muốn nói là “đứng im”, đồng thời quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ ngoài DN không được đảm bảo, thậm chí có trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông bị xâm hại.

Những hạn chế trên khiến cho cung cách làm ăn của các DN không mấy thay đổi, càng ít tạo ra sự đột phá sau nhiều năm cổ phần hóa không chịu lên sàn. Điển hình như cách đây hơn 10 năm, Sabeco là DN lớn hơn nhiều so với Vinamilk, lợi nhuận Sabeco cao gần gấp đôi Vinamilk. Tuy nhiên, hiện nay lợi nhuận Vinamilk cao gần gấp 3 lần Sabeco…

Theo ông, cách nào để xử lý tình trạng DN “trốn” niêm yết?

Thời gian qua, UBCK xử phạt khá nhiều DN do không tuân thủ quy định về thời hạn nộp hồ sơ đăng ký là công ty đại chúng với UBCK, nhưng chưa thấy xử phạt DN vi phạm quy định về thời hạn đăng ký giao dịch trên UPCoM hay đăng ký niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX.

Trong khi đó, Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK của DN nhà nước (có hiệu lực từ ngày 1-11-2014) đã quy định rất rõ: đối với DN đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày Quyết định 51/2014/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc DN hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

Điều này có nghĩa là sau thời điểm 1-11-2015, UBCK đã có trong tay danh sách các DN không tuân thủ quy định của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn lên sàn (ít nhất là các doanh nghiệp đã đăng ký là công ty đại chúng với UBCK). Do đó, để xử lý tình trạng DN “trốn” niêm yết gây bức xúc trong các cổ đông hiện nay, UBCK cần công khai danh sách các DN này. Cùng với đó cần phạt nặng các DN vi phạm quy định về thời hạn lên sàn.

Liên quan đến đề xuất phạt nặng như ông vừa đề cập, tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, UBCK đề xuất bổ sung chế tài với mức phạt từ 100 – 150 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn theo quy định. Theo ông, mức phạt này đã hợp lý và có tính răn đe?

Mức phạt đó không đảm bảo tính răn đe và không tương xứng với mức độ và tính chất chây ỳ của DN, vì chỉ cần xét trên một tiêu chí là quyền lợi của cổ đông không được đảm bảo do DN “trốn” lên sàn trong nhiều năm liền, thì đã cho thấy cần tăng mức phạt này lên 200 - 300 triệu đồng, thậm chí cao hơn.

Tuy nhiên, điểm lưu ý là chế tài xử phạt này cần làm sao bóc tách được đâu là lỗi của cá nhân và pháp nhân DN, để tránh tình trạng do lỗi của cá nhân người đại diện phần vốn nhà nước, hoặc của các cá nhân tham gia điều hành, mà lại lấy tiền của DN (cũng chính là tiền của cổ đông) để nộp phạt.

Cần xử phạt nặng những cá nhân có trách nhiệm tại DN đã làm chậm, hoặc không tuân thủ nghĩa vụ đưa DN lên sàn theo quy định để đảm bảo tính răn đe.

推荐内容