【bongda.ìno】Thiêng liêng tình đồng chí!

时间:2025-01-25 16:32:56 来源:88Point

Trong ký ức hào hùng một đời xông pha trận mạc của mình,đồbongda.ìno vị tướng già không bao giờ quên ngày 10-8-1966. Ông cứ nhắc đi nhắc lại, lẽ ra ông đã chết từ ngày đó nếu không có tình thương của người đồng đội Bế Ích Quân (đã về hưu năm 2003 với quân hàm đại tá).

Đó là ngày mà đơn vị ông đã trải qua trận chiến ác liệt ở đường 10, khu vực Vĩnh Thiện gần huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) và ông bị thương rất nặng. Không thấy ông còn biểu hiện của sự sống nên đồng đội đã tiến hành chôn cất ông. Trong lúc chờ lấp đất, Tiểu đội phó Bế Ích Quân phát hiện chân ông không có dép nên đã quyết định nhường cho ông đôi dép của mình với suy nghĩ: “Để ông có dép mà đi ở bên kia thế giới”. Chính vì vậy, ông Bế Ích Quân đã phát hiện chân ông còn ấm nóng, việc lấp đất ngay lập tức được dừng lại và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh tiếp tục trải qua nhiều trận đánh lớn khác cho đến ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.

Câu chuyện được Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh nhiều lần kể lại cho các phóng viên, trong đó có tôi với niềm xúc động, rưng rưng. Ông cũng nhắc đi nhắc lại: “Tôi còn sống đến hôm nay là nhờ tình thương của đồng chí, đồng đội”. 

Lịch sử còn ghi lại, trong những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, những người lính Cụ Hồ không tiếc máu xương, sẵn sàng vị quốc vong thân. Điều làm tướng Doanh - người đã từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” theo tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng - trân quý không phải vì mình còn sống đến hôm nay sau nhiều lần sinh tử, hay những thành tích vang dội trong cuộc đời binh nghiệp. Điều làm ông nhớ mãi đến từ sự sẻ chia “nhường dép” của người đồng đội.

Nhường cho bạn - người đồng đội đôi dép của mình, có thể ông Bế Ích Quân phải đi chân đất một thời gian, nhưng điều đó có là gì so với người đã "nằm xuống". Hành động nhường dép, dù có là bột phát cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của những người cùng chí hướng, chung lý tưởng cách mạng. 

Cùng chiến đấu, cùng về hưu, gác lại một quá khứ lẫy lừng, tướng Doanh và Đại tá Bế Ích Quân vẫn luôn nhớ về nhau. Những khi có dịp, 2 người đồng đội lại quay ngược về một thời cùng sống, chiến đấu trong những câu chuyện cũ, trong đó có câu chuyện nhường dép đã trở thành giai thoại.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh có rất nhiều cảm xúc khi nói về tình đồng chí, đồng đội trong những năm tham gia chiến đấu trên khắp chiến trường Nam bộ - Ảnh: Như Nam

Câu chuyện của 2 người đồng đội mang đến cho hậu thế chúng tôi những suy ngẫm về tình người trong khói lửa chiến tranh. Soi rọi lại lịch sử dân tộc, những đồng đội trung thành, sẵn sàng hy sinh thân mình vì nghiệp lớn không quá hiếm. Đó là Lê Lai đóng giả làm chủ soái Lê Lợi xông pha phá vòng vây, cảm tử hy sinh trong khởi nghĩa Lam Sơn. Đó là phó lãnh binh Lâm Quang Ky tình nguyện đóng vai chủ tướng cầm chân Pháp, giúp người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mưu cầu việc lớn… Sống cao cả trong tình đồng đội, sẵn sàng che chở cho nhau, nhường cơm sẻ áo, thậm chí hy sinh vì nhau đã lý giải sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Lịch sử đất nước cứ thế được nối tiếp bằng những câu chuyện bi hùng và thấm đẫm chất nhân văn.

...Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Có một thời, những người lính Cụ Hồ đã sống vì Tổ quốc và vì nhau như thế!

Từ mạch nguồn truyền thống văn hóa dân tộc, không chỉ trong chiến tranh, tình đồng chí đã trở thành tài sản vô giá của Đảng trong thời bình. Trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra tình đồng chí là “…một trong những truyền thống quý báu của Đảng, là vật bảo đảm quan trọng cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tạo ra sức mạnh vô địch của Đảng”. 

Có thể hôm nay, tình bạn keo sơn được nhìn nhận ở những dấu hiệu khác, nhưng với người lính, những ngày là đồng đội, đồng chí mãi mãi là quãng thời gian đáng nhớ nhất!

Mùa thứ 3, chủ đề “Tình bạn” chính thức ra mắt từ 15-3-2024 trên bốn loại hình báo chí và các hạ tầng số của Đài Phát thanh – Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV), hứa hẹn sẽ mang đến cho công chúng những giá trị tuyệt vời của tình bạn đẹp. 

Hãy gửi đến BPTV những câu chuyện xúc động về tình bạn bằng cách viết báo, viết bài cảm nhận, thơ, tản văn, video clip, bài hát (có bản thu âm),... qua email [email protected], Phòng Thư ký biên tập, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, số 228, Trần Hưng Đạo, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, số điện thoại: 0271.3870403. Thời gian nhận bài từ nay đến hết ngày 15-11-2024.

Bài viết chất lượng sẽ được chọn đăng tải, phát sóng lan tỏa, được trả nhuận bút, đồng thời tặng thưởng khi khép lại chủ đề với 1 giải đặc biệt và 10 giải xuất sắc.


推荐内容