【kết quả botafogo】Nỗi lo nhập siêu lớn từ Hàn Quốc

Nhập siêu từ Hàn Quốc tăng nhanh

Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cách đây ít ngày cho thấy,ỗilonhậpsiêulớntừHànQuốkết quả botafogo trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 9 tỷ USD, trong khi nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc tới 9,3 tỷ USD.

Như vậy, Trung Quốc hiện không còn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, mà thay vào đó là Hàn Quốc, dù trên thực tế, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Con số cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 17,6 tỷ USD, tăng 19,4%, trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc 13,7 tỷ USD, tăng tới 45,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc phần nhiều phục vụ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Trong ảnh: sản xuất tại Công ty Doosan Vina. Ảnh: Đức Thanh

Trên thực tế, những cảnh báo về việc Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc đã bắt đầu xuất hiện từ khoảng chục năm trước, có lẽ từ khi Samsung dồn lực đầu tưcác tổ hợp sản xuất tại Việt Nam. Năm 2008, Việt Nam đã nhập siêu từ Hàn Quốc 6,27 tỷ USD. Con số này tăng lên 8,46 tỷ USD trong năm 2011 và năm ngoái là 20,6 tỷ USD. Năm nay, mới 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 9,3 tỷ USD từ Hàn Quốc. Có nghĩa là, nhập siêu từ Hàn Quốc đang tăng lên với tốc độ rất nhanh.

Lâu nay, bị “hút” quá mạnh vào “siêu sao” Trung Quốc, nên dư luận dường như ít chú ý tới Hàn Quốc. Song khi Hàn Quốc bất ngờ vượt mặt Trung Quốc để trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, các chuyên gia kinh tếđã lên tiếng về việc cần cẩn trọng xem xét.

Thực tế, không quá khó để lý giải vì sao nhập siêu từ Hàn Quốc tăng mạnh như vậy. Sau Samsung, làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã và đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Con số lũy kế cho tới tháng 4/2017 là trên 54 tỷ USD, đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, vượt xa đối thủ thứ hai là Nhật Bản tới trên 10 tỷ USD. Doanh nghiệpHàn Quốc đầu tư lớn vào Việt Nam kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh, khiến kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, nên nhập siêu cũng theo đó mà tăng lên.

Trong Báo cáo Xuất khẩu 2016, do Bộ Công thương xây dựng, cũng đã đề cập điều này. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc để phục vụ sản xuất, gia công, xuất khẩu. Chỉ riêng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc là 32 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2015. Trong đó, rất nhiều mặt hàng tăng mạnh, như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - tăng 28,8% (đạt 8,7 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (5,8 tỷ USD, tăng 14,1%); điện thoại các loại và linh kiện (3,6 tỷ USD, tăng 18,4%); vải các loại (2 tỷ USD, tăng 5,5%)…

Tìm giải pháp cân bằng cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

Trên thực tế, nhập siêu lớn từ Hàn Quốc chưa phải là điều đáng lo, bởi đây là nhập khẩu dành cho sản xuất - kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, cán cân thương mại một khi quá chênh lệch, thì sẽ thiếu đi sự lành mạnh.

Có lẽ, đó cũng chính là lý do khi tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se hồi tháng 3/2017, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị phía Hàn Quốc áp dụng các biện pháp hữu hiệu để từng bước cân bằng thương mại, giảm nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc, cũng như tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc.

Thực tế, kể từ sau khi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đua nhau đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, thương mại hai chiều đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu từ phía Việt Nam chưa được như kỳ vọng, nhiều mặt hàng xuất khẩu có lợi thế của Việt Nam vẫn gặp khó khi thâm nhập thị trường Hàn Quốc.

Chẳng hạn, mặc dù Việt Nam là đối tác ký kết hiệp định thương mại tự do đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm, như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang…, nhưng lại khó xuất khẩu ồ ạt các mặt hàng này vào thị trường Hàn Quốc. Lý do là, những biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), trong đó có trái cây tươi, mà phía Hàn Quốc áp dụng đang “làm khó” hàng Việt vào Hàn Quốc.

Tìm cách tháo gỡ những khó khăn liên quan đến SPS là việc làm cần thiết để xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để giảm nhập siêu từ Hàn Quốc, thì quan trọng là nỗ lực tái cơ cấukinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Một khi còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, thì cán cân thương mại Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tiếp tục chênh lệch lớn. Khi ấy, “cặp” thị trường Trung Quốc - Hàn Quốc sẽ tạo sức ép nặng nề lên cán cân thương mại của Việt Nam.

World Cup
上一篇:Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
下一篇:Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện