【kết quả bóng đá atalanta hôm nay】Tiền gửi chảy mạnh vào ngân hàng, lãi suất tiết kiệm giảm liên tiếp
Giảm lãi suất huy động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay | |
Lãi suất tiền gửi tháng 9 tại các ngân hàng tiếp tục giảm sâu | |
Thanh khoản dư thừa,ềngửichảymạnhvàongânhànglãisuấttiếtkiệmgiảmliêntiếkết quả bóng đá atalanta hôm nay các ngân hàng vay mượn lẫn nhau gần như không lấy lãi |
Lãi suất huy động đã liên tiếp giảm do thanh khoản dư thừa. Ảnh: H.Dịu |
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến giữa tháng 8, huy động vốn toàn hệ thống tăng gần 6,3%, trong khi tín dụng chỉ tăng 4,13%.
Có thể thấy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tín dụng có mức tăng tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng vẫn tăng mạnh, bởi so với các kênh đầu tư khác thì gửi tiết kiệm vẫn là an toàn nhất.
Thống kê của NHNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng đã lên tới hơn 246.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là gần 171.300 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi ngày, có hơn 1.367 tỷ đồng được người dân gửi vào ngân hàng.
Công ty Chứng khoán HSC cũng mới đưa ra báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 với khẳng định thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank từ đầu năm. Nguyên nhân là việc tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng.
Chính vì những nguyên nhân trên, các ngân hàng thương mại đã tiếp tục giảm lãi suất huy động, đẩy lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn xuống thấp nhất chỉ còn 2,6%/năm. Như vậy, trên lý thuyết, lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát, trong khi bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát cơ bản đã tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là người gửi tiền đang chịu mức lãi suất âm ở một số kỳ hạn tại một số ngân hàng.
Nếu như trước đây, lãi suất huy động thấp nhất ở kỳ hạn ngắn thường thuộc về nhóm 4 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước. Nhưng giờ đây Techcombank mới là ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động thấp nhất thị trường sau 3 lần điều chỉnh giảm liên tiếp.
Cụ thể, trong biểu lãi suất huy động mới nhất vừa áp dụng từ ngày 15/9, Techcombank tiếp tục giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng dành cho khách hàng dưới 50 tuổi chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 2,65%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,75%/năm… Các kỳ hạn này tiếp tục giảm tới 0,2 điểm phần trăm so với biểu lãi suất đầu tháng 9.
Ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất dao động từ 4,4-4,9%/năm đối với khách hàng thông thường và 4,7-5%/năm đối với khách hàng ưu tiên.
Ngược lại, Nam A Bank điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất các kỳ hạn dài từ 30-36 tháng giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 6,8%/năm.
Vietcombank cũng giảm lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng xuống 3,3%/năm; 3 tháng xuống 3,6%/năm; 6 tháng xuống 4,2%/ năm và 12 tháng là 6%/năm.
Trong khi đó, tại HDBank, lãi suất tiền gửi ở tất cả kỳ hạn điều chỉnh giảm 0,15-0,4%/năm, xuống 3,8%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 5,8%/năm cho kỳ hạn 6-11 tháng.
Tại NCB, lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm, như các kỳ hạn 18-36 tháng giảm 0,3 điểm % so với trước, xuống còn 7,5%/năm. TPBank cũng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 3 tháng là 3,65%/năm...
Báo cáo chiến lược thị trường tiền tệ của Công ty chứng khoán SSI vừa qua cho thấy trong tháng 8/2020, lãi suất tiền gửi đã giảm thêm từ 0,2-4 điểm % ở các kỳ hạn ngắn và 0,2 điểm % ở các kỳ hạn dài. Luỹ kế 8 tháng, lãi suất tiền gửi giảm tổng cộng 0,5-2,1 điểm % ở tất cả các kỳ hạn so với cuối năm ngoái.
Không chỉ lãi suất tiền gửi từ dân cư, trên thị trường liên ngân hàng, tuần qua lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đều giảm lần lượt 0,02%; 0,05% và 0,04%, từ mức 0,16%/năm; 0,25%/năm và 0,27%/năm xuống mức 0,14%/năm; 0,2%/năm và 0,23%/năm. Điều này càng cho thấy thanh khoản dồi dào tại các ngân hàng, khiến các ngân hàng gần như cho không khi vay mượn lẫn nhau.