【ti le nha cai 5】Sẽ hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2020

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 19:54:28 评论数:

se hoan thanh muc tieu nang hang thi truong chung khoan trong nam 2020

Ông Đỗ Bảo Ngọc.

Mới đây,ẽhoànthànhmụctiêunânghạngthịtrườngchứngkhoántrongnăti le nha cai 5 tổ chức FTSE Russell đã đưa TTCK Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emergin). Ông nhận định như thế nào về "sự kiện" này?

Việc FTSE đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, Chính phủ nhằm đưa ra những chính sách phát triển thị trường hướng tới việc nâng hạng trong tương lai. Mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát triển TTCK Việt Nam là hướng tới việc nâng hạng TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2021, việc ngày càng hoàn thiện thị trường về luật pháp, sản phẩm, quy mô niêm yết – giao dịch, điều kiện về công bố thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài (mở room, giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện…)… đều là những hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường.

Thưa ông, bên cạnh việc có dòng vốn mới tham gia vào giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường, nhiều ý kiến còn kỳ vọng lớn vào dòng vốn ngoại theo hình thức M&A. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì để đón dòng vốn mới này?

Thị trường năm 2018 cho thấy Việt Nam là một điểm sáng trong nhóm các thị trường cận biên và mới nổi. Trong khi hầu hết các thị trường khác thuộc 2 nhóm này đều bị khối ngoại bán ròng lớn và rút vốn mạnh khiến các đồng nội tệ của các quốc gia này mất giá nghiệm trọng, các chỉ số chứng khoán sụt giảm thì thị trường Việt Nam lại chứng kiến hoạt động mua ròng lớn từ đầu năm cho tới nay.

Theo thống kê, thông qua giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận thì giá trị mua ròng đến thời điểm này đã lên tới hơn 30.000 tỷ đồng, cao hơn mức mua ròng gần 26.000 tỷ đồng của cả năm 2017. Ngoài ra, tính riêng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cả phát sinh mới và bổ xung thêm vào Việt Nam đã đạt mức hơn 19 tỷ USD, và cơ hội dòng vốn ngoại theo hình mức M&A cũng mở ra nhiều với các doanh nghiệp trong nước.

Tôi cho rằng những cơ hội đón dòng vốn lớn từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ còn rộng mở trong tương lai. Do đó, để tận dụng được dòng vốn này các doanh nghiệp Việt Nam cần chú tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính là các lĩnh vực mà dòng vốn ngoại quan tâm như: Hàng tiêu dùng, bán lẻ, tài chính tiêu dùng, bất động sản, thực phẩm đồ uống, hạ tầng, và một số lĩnh vực gia công phục vụ xuất khẩu…

Doanh nghiệp phải minh bạch hóa quá trình quản trị thông qua việc đưa công ty trở thành các công ty đại chúng đăng ký giao dịch trên UPCOM hoặc các sàn niêm yết HNX, HOSE. Song song với đó là nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo song ngữ. Mỗi doanh nghiệp phải cho thấy hiệu quả kinh doanh khả quan và hệ thống quản lý chuyên nghiệp hướng tới khả năng mở rộng trong tương lai. Cần thiết nhất là phải có chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế và ngành… Các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn đối với dòng vốn ngoại, ngoài ra thì còn nhiều yếu tố khác có thể tác động tới quyết định của nhà đầu tư ngoại.

Theo ông, cơ quan quản lý đã có những hành động thiết thực gì đóng góp cho việc nâng hạng của thị trường?

Có rất nhiều hoạt động mà các cơ quan quản lý đã làm để thực hiện mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam trong tương lại, có thể kể đến như: Thực hiện chủ trường cổ phần hóa gắn với niêm yết nhằm thúc đẩy sự phát triển về quy mô niêm yết và thanh khoản cho TTCK; Hoàn thiện hệ thống sản phẩm cho thị trường thông qua đưa vào vận hành TTCK phái sinh, sắp tới có thể áp dụng thêm bán khống cổ phiếu, giao dịch trong ngày, rút ngắn thời gian thanh toán…

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã thực hiện chủ trường nâng cao khả năng tham gia thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài như: mở room ngoại ở nhiều ngành nghề, xóa bỏ nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện, giảm thiểu thủ tục mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài, sắp tới việc mở room cho ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được đặt ra…

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng như Bộ Tài chính đã thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp, bắt buộc phải có báo cáo bằng tiếng Anh và tiến tới chuẩn hóa các tiêu chuẩn kế toán theo thông lệ quốc tế… Đồng thời đã nâng cao khả năng giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần phát triển thị trường trong dài hạn.

Đáng chú ý, hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục hoàn thiện về cơ sở pháp lý với việc công bố lấy ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi nhằm phù hợp với thực tế phát triển thị trường.

Để được chính thức nâng hạng, thị trường Việt Nam sẽ cần tiếp tục duy trì và cải thiện tốt hơn các tiêu chí được đề ra và thời gian tối thiểu xem xét là 1 năm. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý sẽ còn nhiều việc để làm?

Tôi cho rằng các cơ quan quản lý cần tiếp tục triển khai thực hiện các công việc nhằm thỏa mãn thêm các điều kiện của các tổ chức MSCI và FTSE. Đó là việc nâng cao khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài nhằm giảm những hạn chế do các giới hạn giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gây ra như: mở room ở nhiều ngành nghề quan trọng khác; tiếp tục giảm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện giới hạn room ngoại; giảm bớt các thủ tục để mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài; chuẩn hóa quy chế công bố thông tin bằng tiếng Anh tạo điều kiện tiếp cận cho nhà đầu tư nước ngoài; tạo sự công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cũng cần phải có giải pháp thông thoáng hơn trong việc kiểm soát thị trường ngoại hối, tạo điều kiện dịch chuyển dòng vốn ngoại vào và ra khi nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện về chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Cùng với đó là cần tổ chức trung tâm thanh toán bù trừ độc lập và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ trên thị trường: thị trường phái sinh, cho vay chứng khoán, bán khống…

Nếu hoàn thiện tốt các yếu tố trên, tôi cho rằng chúng ra gần như chắc chắn sẽ hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường trong năm 2020.

Sau tin tốt lành từ FTSE, vậy còn khả năng MSCI cũng làm điều tương tự với TTCK Việt Nam trong thời gian tới?

Tôi tin tưởng rằng trong kỳ đánh giá vào tháng 3/2019 thì MSCI cũng đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng, bởi tôi thấy những tiêu chí quan trọng của MSCI đưa ra thì chúng ta cũng đã đáp ứng gần đủ. Và nếu hoàn thiện tốt các yếu tố trên, thì chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường trong năm 2020.

Xin cảm ơn ông!