Các quan chức Mỹ thừa nhận động thái này không phải là chiến lược mới của Mỹ. Douglas Ollivant,ỹđiềuchỉnhchiếnlượcchốkeo nha cai .tv cựu cố vấn Nhà Trắng về Iraq cho rằng đây chỉ là bước chuyển mang tính chiến thuật trong chiến lược của Mỹ, và sẽ không có gì thay đổi. Trong khi đó, các chuyên gia hoài nghi về việc cách tiếp cận này có thể mang lại thành công trong việc đánh bại IS.
Chỉ vài ngày sau khi khẳng định IS đang ở thế phòng ngự, Mỹ đã phải tuyên bố điều động thêm 450 cố vấn đến Iraq. Các quan chức chính quyền cũng thừa nhận rằng IS đã tiến nhanh hơn Baghdad trong việc củng cố các vị trí và rằng Mỹ phải đẩy lùi các bước tiến của chúng. Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhode xác nhận một phần của vấn đề phải giải quyết là làm thế nào hành động nhanh hơn để cung ứng cho quân đội Iraq trang thiết bị, cố vấn và các hỗ trợ cần thiết khác.
Các cố vấn mới sẽ đóng quân tại Taqaddum, một căn cứ của Iraq gần thành phố Habbaniya, miền Đông Anbar - tỉnh lớn nhất Iraq mà phần lớn lãnh thổ đang chịu sự kiểm soát của IS. Các cố vấn này sẽ bổ sung huấn luyện tại căn cứ không quân al-Asad cũng thuộc tỉnh Anbar.
Quyết định tập trung nỗ lực tăng cường của Mỹ ở tỉnh Anbar cho thấy chính quyền Obama đang theo đuổi mục tiêu giành lại thủ phủ Ramadi bị quân IS chiếm hồi tháng 5 vừa qua, trước khi tiến tới giành lại thành phố Mosul ở phía Bắc, vốn thất thủ hồi tháng 6-2014.
Tuy nhiên, tuyên bố của Nhà Trắng nói rõ rằng Tổng thống Obama bác bỏ yêu cầu về một cách tiếp cận mới. Cuối tháng trước, các nghị sĩ cấp cao trong Quốc hội Mỹ đã đề xuất các binh sĩ Mỹ được huấn luyện không kích nên chiến đấu cùng lực lượng Iraq.
Trong khi đó, ông Obama ủng hộ đề nghị của một số nhà lập pháp về việc chuyển vũ khí hạng nặng trực tiếp cho các tay súng bộ lạc Sunni ở tỉnh Anbar và lực lượng người Kurd, mà không cần hỏi ý kiến Chính phủ Shi’ite của Iraq. Chính phủ Iraq vốn không muốn vũ trang cho các tay súng Sunni và bị lực lượng người Kurd cáo buộc là đang nắm giữ các vũ khí cần thiết.
Quyết định của ông Obama về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ đồng nghĩa với lời thừa nhận rằng chiến lược của Washington gần như không góp phần đẩy lùi bước tiến của IS ở tỉnh Anbar và các vùng rộng lớn khác ở miền Bắc Iraq bất chấp các cuộc không kích do Mỹ chỉ huy kéo dài gần một năm qua.
Chiến lược của chính quyền Obama cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự thất bại của Chính phủ Iraq trong việc xoa dịu sự tức giận của người Sunni ở Anbar khi bị chính quyền Shi’ite gạt ra ngoài lề.Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nghi ngờ sự thành công của cách tiếp cận này. Họ cho rằng quá nhiều thời gian đã bị lãng phí và rằng rất nhiều người bộ lạc Sunni do cảm thấy bị Baghdad và Mỹ ruồng bỏ, nên đã quay sang phe IS.
Các nhân sự Mỹ đã được điều động tới Iraq năm 2014, một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm đánh bại IS sau khi các tay súng cực đoan này tràn tới Mosul và tiến đến gần Baghdad trong một cuộc tấn công chớp nhoáng khiến quân đội Iraq sụp đổ. Nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của Iraq, Mỹ đã tập hợp một liên minh quốc tế tham gia các cuộc không kích do Mỹ đứng đầu cũng như gửi các huấn luyện quân sự và vũ khí tới giúp tái xây dựng lực lượng an ninh Iraq và lực lượng người Kurd. Chiến lược này cũng kêu gọi Baghdad tuyển mộ các tay súng bộ lạc Sunni ở Anbar trong nỗ lực làm sống lại phong trào “Thức tỉnh” từng giúp lực lượng Mỹ đánh bại chi nhánh al-Qeada ở Iraq trong thời gian Mỹ đóng quân ở đây.