Cuộc nói chuyện thi thoảng phải dừng lại vì bà Lê Hoàng Diệp Thảo không kìm nén được sự xúc động. Khuôn mặt bà buồn và giọng nói chùng hẳn xuống.
Có niềm tin công lý sẽ được thực thi
- Tới thời điểm này,àLêHoàngDiệpThảoTôikhôngmuốnlyhôtỷ số bóng đá vô địch quốc gia đức phía bà đã chuẩn bị như thế nào cho phiên tòa phúc thẩm sắp tới?
+ Tôi nghĩ đó là một đại nạn của gia đình không ai mong muốn, vụ việc này quá lớn với chúng tôi.
Ngay từ đầu tới bây giờ, đây là một âm mưu rất lớn, thâm độc để tìm cách cướp trắng Trung Nguyên, sản nghiệp của gia đình, do 2 vợ chồng cùng nhau gây dựng từ thủa hàn vi với tất cả tâm sức và tình yêu thương. Anh Vũ như là người cha và tôi như người mẹ của Trung Nguyên vậy.
Tôi không bao giờ nghĩ sẽ ly hôn với anh ấy. Khi anh ấy gặp nạn mình là người càng không thể và không bao giờ là người đi ly hôn chồng. Tôi luôn xác định mình người đầu tiên và cuối cùng sát cánh vì chồng vì con. Với anh Vũ, tôi nghĩ chỉ mình có thể cứu anh ấy.
Mọi biến cố xảy ra vào năm 2013, khi anh Vũ đi thiền về có nhiều thay đổi. Từ khi anh Vũ đi thiền, tôi mất quyền điều hành và tại sao tôi phải đệ đơn ly hôn? Đó là vì mong muốn giảm thiểu, là giải pháp tình thế để tránh cho Trung Nguyên bị sụp đổ trong những năm qua, hạn chế sang nhượng, chuyển nhượng cổ phần. Nếu là người quản lý khi gặp vấn đề như vậy, mọi người sẽ nhận thấy đây là thách thức lớn với sự tồn vong của một thương hiệu.
Trước đây tôi đứng sau anh Vũ, là nội tướng của anh Vũ, để anh Vũ tỏa sáng. Tình thế này bắt buộc tôi phải xuất hiện để cứu Trung Nguyên, đưa anh Vũ về vị trí thực tế.
Quay trở lại phiên tòa sơ thẩm trước đó, tôi không thể chấp nhận bản án mà phía tòa đưa ra.
Tôi không muốn ly hôn, tôi luôn tìm cách để đoàn tụ gia đình, giải quyết phiên tòa này bất chấp pháp luật để làm những việc không đúng, tự hoán chuyển cổ phần, không cần định giá, ép người ta để đưa ra một số tiền bằng 2 năm lợi nhuận của Trung Nguyên. Xét về luật Doanh nghiệp, một người trong thành viên HĐQT muốn bán cổ phần được quyền bán khi nào với giá mà họ thỏa mãn, chứ không phải là sự ép buộc.
Hay tỷ lệ phân chia tài sản 60%-40% chẳng hạn, đó là sự kỳ cục. Nếu tôi chỉ ở nhà nội trợ chăm sóc con cái và làm tất cả những gì êm ấm để anh ấy lo kinh doanh sản nghiệp gia đình thì tôi vẫn được quyền chia đôi tài sản, trong luật định chung vì đây là công sức chung của cả hai, thế mới đúng. Trong khi ở đây, bản thân tôi không chỉ lo cho gia đình tổ ấm cho 4 đứa con mà còn là nội tướng đối với Trung Nguyên, 90% công việc điều hành để phát triển là do tôi là chính.
- Tại buổi tuyên án bà đã khóc, vì đó là bản án bất công hay như một số ý kiến cho rằng, đây là bà "diễn"? Bà nghĩ sao về điều này?
+ Nếu một người phụ nữ trong hoàn cảnh đó đều thấy bất công. Nếu không bình tĩnh có thể xỉu ngay tại chỗ. Khi kiên nhẫn đứng nghe đọc bản án trong 90 phút tới cuối tôi đã không thể đứng vững. Khi những điều vu khống không hề có lại được ghi trong bản án như là nói tôi làm điều xấu với chồng mình. Lời hăm dọa cũng ghi vào trong bản án rằng mẹ con tôi không được bình yên từ nay về sau…
Trong tình huống đó không ai có thể đủ bình tĩnh tiếp tục đứng dậy được.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải dừng lại cuộc phỏng vấn nhiều lần vì xúc động.