Quỹ BVMT Việt Nam đang thực hiện hỗ trợ một số dự án điện gió. quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT). Tính đến cuối năm 2017,ănghiệuquảcủacácquỹbảovệmôitrườđội hình chaves gặp f.c. porto trên phạm vi toàn quốc đã có 42 quỹ BVMT được thành lập ở các địa phương và Quỹ BVMT Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quỹ BVMT giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước
Các quỹ BVMT có chức năng hỗ trợ hoạt động BVMT dưới hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, tài trợ cho các hoạt động BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu. Riêng Quỹ BVMT Việt Nam có thêm hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án BVMT vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 15 năm hoạt động, Quỹ BVMT Việt Nam đã cho 248 dự án môi trường vay vốn với tổng số tiền ký kết cho vay hơn 2.200 tỷ đồng dưới các hình thức: cho vay ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất, trợ giá sản phẩm điện gió, hỗ trợ giá điện gió nối lưới, ký quỹ phục hồi môi trường… Quỹ đã tiếp nhận 189 đơn vị ký quỹ, với 259 dự án, và tổng số tiền hơn 130 tỷ đồng. Quỹ đang thực hiện nhiệm vụ trợ giá điện gió dự án “Đầu tư xây dựng công trình phong điện I - Bình Thuận” với số tiền 234 tỷ đồng, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu khác…
Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, quỹ đã mở rộng lĩnh vực ưu tiên cho vay từ 5 lên 8 lĩnh vực ưu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư BVMT cho nhiều đối tượng khách hàng, đồng thời mở rộng phạm vi hỗ trợ tài chính. Theo đó, lãi suất hỗ trợ cho vay của quỹ cũng giảm dần từ 3,6%/năm xuống còn 2,6%/năm, các điều kiện về đảm bảo tiền vay, thời gian vay, quy trình và các thủ tục cho vay cũng được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi.
Các quỹ BVMT địa phương triển khai hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi, lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu là các dự án, công trình xử lý ô nhiễm khí thải, nước thải công nghiệp, thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt. Tùy vào điều kiện và đặc điểm của từng địa phương mà mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, mức vốn cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay thấp nhất là 3,8%/năm tại Quỹ BVMT tỉnh Bình Định; mức lãi suất cho vay cao nhất là 5,4%/năm tại Quỹ BVMT tỉnh Thái Nguyên. Thời hạn cho vay trung bình từ 3 đến 5 năm, có địa phương tối đa cho vay tới 10 năm. Mức vốn cho vay thấp nhất là 300 triệu đồng/1công trình, dự án (Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn,...) cao nhất là 18 tỷ đồng (Quỹ BVMT Tây Ninh cho dự án nhà máy xử lý nước thải cụm công nghiệp Tân Hội 1).
Tăng hiệu quả hoạt động cho các quỹ BVMT
Hệ thống các quỹ BVMT đã bước đầu phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả trong việc hỗ trợ tài chính cho các dự án, chương trình, hoạt động BVMT. Thông qua hoạt động chủ chốt là cho vay quay vòng vốn, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho các quỹ BVMT có thể hỗ trợ được cho nhiều dự án, hoạt động BVMT, đồng thời có nguồn thu tự trang trải chi phí hoạt động, từ đó giảm bớt áp lực, gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho hoạt động này.
Quỹ BVMT là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý hoạt động BVMT. Thông qua hoạt động của quỹ, các chính sách về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực môi trường tại các địa phương và vùng miền (khai thác tài nguyên khoáng sản; năng lượng tái tạo, năng lượng tự nhiên...) được giám sát hiệu quả đến từng địa phương.
Các quỹ BVMT đã góp phần tích cực vào quá trình đồng bộ hóa các công cụ tài chính, chính sách của nhà nước, hiện thực hóa các cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực BVMT. Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như: Cơ sở pháp lý cho mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ BVMT địa phương còn chưa thống nhất; nguồn lực tài chính bố trí cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bố trí cho chính sách tín dụng đối với lĩnh vực này còn tương đối hạn hẹp; huy động nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho lĩnh vực BVMT còn hạn chế; một số quỹ có quy mô, nguồn lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nhân sự còn hạn chế…
Để nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, BVMT cần tập trung vào các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện căn cứ pháp lý thành lập, tổ chức và hoạt động của các quỹ; đẩy mạnh huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bổ sung nguồn lực cho lĩnh vực BVMT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các quỹ BVMT, qua đó giảm áp lực lên ngân sách nhà nước. Nguyễn Thị Hồng Vân (Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) |