【kèo thổ nhĩ kỳ】1 năm CPTPP: Xuất khẩu khởi sắc, đầu tư thụt lùi
CPTPP đem lại gì cho Việt Nam sau 1 năm? | |
CPTPP và EVFTA có là "cứu cánh" xuất khẩu hồ tiêu | |
Thách thức cạnh tranh từ CPTPP đối với ngành phân phối, logistics |
Trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mexico thiếu vắng một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như nông, thủy sản; dệt may… Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất siêu 1,6 tỷ USD
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về kết quả triển khai Hiệp định CPTPP của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2019.
Cụ thể, trong năm 2019, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản và dệt may.
Như vậy, trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP là 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Xét về cụ thể các thị trường trong khối, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước (trừ Australia giảm 11,4% do giảm mạnh xuất khẩu dầu thô sang thị trường này).
Đáng chú ý, một số thị trường mà Việt Nam chưa có quan hệ FTA như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9%; xuất khẩu sang Mexico tăng 27,6%.
Ở chiều ngược lại, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ: Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường các nước đã thực thi CPTPP về cơ bản là giảm hoặc tăng không đáng kể. Do đó, tác động tới cán cân thương mại đến từ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước đã thực thi CPTPP là thặng dư 3,9 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ 2018.
“Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canada và Mexico thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam”, Bộ Công Thương đánh giá.
Bộ Công Thương thông tin thêm: Có 27/63 tỉnh đã phát sinh hoạt động xuất khẩu với các nước CPTPP, trong đó đứng đầu là TPHCM, tiếp theo là Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh và Khánh Hòa. Các mặt hàng xuất khẩu từ các địa phương sang các nước CPTPP tương đối đa dạng, từ hàng nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ cho đến hàng dệt may, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử…
Thu hút đầu tư giảm gần 40%
Trái ngược với tình hình tăng trưởng khả quan trong xuất khẩu hàng hóa, những kết quả thu được ở góc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ CPTPP lại không mấy khả quan.
Cụ thể, năm 2019 Việt Nam thu hút được gần 5,9 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm tới 38,8% so với năm 2018. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 4,1 tỷ USD, giảm tới 52% so với năm 2018, còn vốn đăng ký tăng thêm cũng giảm tới 69%, chỉ đạt hơn 1 tỷ USD.
Nhật Bản là nước có mức độ sụt giảm vốn đầu tư mạnh nhất, từ gần 9 tỷ USD năm 2018 giảm xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tức là giảm khoảng 53%. Australia và Malaysia cũng là những nước đầu tư vào Việt Nam năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 với mức sụt giảm lên tới 62% và 51%.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, một số nước chưa có quan hệ FTA với Việt Nam như Canada và Mexico lại ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh. Cụ thể, vốn đăng ký từ Canada vào Việt Nam đạt hơn 178 triệu USD, tăng hơn 95% so với năm 2018; trong khi vốn từ Mexico đạt 120 nghìn USD, tăng trưởng gần 1.100%. Dù vậy, lượng vốn tăng thêm này là rất nhỏ.
"Mặc dù kết quả hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP, đặc biệt là các nước mà Việt Nam chưa có FTA là tích cực, nhưng kết quả này có thể được nâng cao hơn nữa nếu khắc phục được một số tồn tại", Bộ Công Thương nhận định.
Báo cáo chỉ rõ: Hiện chỉ có khoảng 40% số tỉnh, thành có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP. Thêm vào đó, nhiều tỉnh, thành cũng cho biết số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn.
Ngoài ra, trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mexico thiếu vắng một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…
Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy: Có khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc tìm hiểu về Hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về hiệp định. Bộ Công Thương đánh giá, đây là con số rất khiêm tốn và ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của CPTPP từ phía các doanh nghiệp.
Thời gian tới, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật để thực thi Hiệp định CPTPP.
Giao các bộ, ngành địa phương kiện toàn và nâng cao năng lực cho bộ phận phụ trách về hội nhập kinh tế nói chung và thực hiện Hiệp định CPTPP nói riêng, chủ động kết nối và phối hợp với đầu mối thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Công Thương để nâng cao hiệu quả thực thi.
Giao Bộ Công Thương tăng cường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền; đề nghị các bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí...
CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Với quy mô dân số 499 triệu dân, chiếm 13,5% GDP toàn cầu và 14,4% quy mô thương mại so với toàn thế giới, Hiệp định CPTPP được đánh giá sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu khi các nước giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam. Với mức độ cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. |
相关文章
Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
Mưa sao băng. Ảnh minh họa AFPNgười yêu thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát mưa sao băng Qu2025-01-09Quốc vương thứ 14 của Malaysia đăng quang
Ngày 13-12, Quốc vương thứ 14 của Malaysia Abdul Halim Mu'azam Sh2025-01-09Tập tục ngày tết trên thế giới
Các tập tục trong dịp tết ở các quốc gia đ&oc2025-01-09Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
Sáng 17/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, vị tr&i2025-01-09
最新评论