当前位置:首页 > World Cup > 【xếp hạng bóng đá bồ đào nha】Doanh nghiệp Việt vẫn dốc vốn đầu tư ra nước ngoài

【xếp hạng bóng đá bồ đào nha】Doanh nghiệp Việt vẫn dốc vốn đầu tư ra nước ngoài

2025-01-10 19:45:00 [Cúp C2] 来源:88Point
Trong quý II/2021,ệpViệtvẫndốcvốnđầutưranướcngoàxếp hạng bóng đá bồ đào nha các chi nhánh nước ngoài của Vinamilk đạt doanh thu thuần 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp Covid-19, đầu tưra nước ngoài vẫn tăng

Các con số về đầu tư ra nước ngoài, vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tiếp tục cho thấy những diễn biến tích cực của dòng vốn này.

Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 570,1 triệu USD, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ. Trong đó, có 28 dự ánđược cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới (tổng vốn đăng ký 145,3 triệu USD, bằng 70,4% so với cùng kỳ) và 11 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư (tổng vốn tăng thêm là 424,8 triệu USD, tăng 9,1 lần so với cùng kỳ).

Như vậy, bất chấp Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệpViệt vẫn dốc vốn đầu tư ra nước ngoài. Đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sức bền bỉ, cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp Việt trong việc mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Trong số đó, nỗ lực của Tập đoàn Vingroup là rất đáng kể. Kể từ đầu năm tới nay, đúng hơn là chỉ trong tháng 3/2021, Vingroup đã đăng ký đầu tư 4 dự án ra nước ngoài, ở Pháp, Hà Lan, Canada và Singapore; tăng vốn đầu tư ở Mỹ, Đức, với tổng cộng gần 450 triệu USD. Trong đó, riêng phần vốn đầu tư thêm ở Mỹ lên tới 300 triệu USD.

Như vậy, sau các tập đoàn lớn của Việt Nam, như Viettel, Vinamilk, TH…, đến lượt Vingroup quyết tâm “mang chuông đi đánh xứ người”. Các khoản đầu tư lớn này đã cho thấy, Vingroup đã nuôi tham vọng lớn ở thị trường nước ngoài như thế nào. Đó là một trong những lý do khiến vốn đầu tư ra nước ngoài tăng tốc trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, vẫn có một thực tế phải thừa nhận, sự tăng tốc này là so với năm ngoái, khi tình hình đầu tư ra nước ngoài đã tăng chậm lại đáng kể. Xét về con số tuyệt đối, 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ đạt 570 triệu USD, không phải quá lớn.

Thêm vào đó, thực tế là vốn đầu tư mới chỉ đạt 145,3 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ. Rõ ràng, Covid-19 cũng đang “làm khó” doanh nghiệp Việt trong thực hiện chiến lược mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Trái ngọt

Nỗ lực đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt đã mang lại các kết quả tích cực, dù không phải dự án nào cũng như vậy. Cuối năm ngoái, khi công bố số liệu tài chínhcủa các dự án đầu tư ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019, tổng hợp báo cáo từ 87/130 dự án, tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp này đạt hơn 7.021,88 triệu USD, tăng hơn 27% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD so với năm 2018.

Số liệu thống kê gần nhất cũng cho thấy, các doanh nghiệp Việt đã chuyển khoản lợi nhuận hơn 3 tỷ USD về nước. Ngoài ra, các khoản lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư gần 400 triệu USD.

Theo báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt đầu tư lớn ra nước ngoài trong nửa đầu năm nay, tình hình kinh doanh cũng khá khả quan. Chẳng hạn, Viettel Global trong quý II có doanh thu thuần đạt 5.259 tỷ đồng, tăng mạnh 22% so với mức 4.321 tỷ đồng của cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 1.194 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global có doanh thu hợp nhất đạt gần 9.900 tỷ đồng, tăng 15%; lãi gộp đạt 4.063 tỷ đồng, tăng gần 800 tỷ đồng.

Trong khi đó, Vinamilk cũng ghi nhận doanh thu tích cực. Báo cáo tài chính của Vinamilk cho biết, trong quý II/2021, các chi nhánh nước ngoài của Công ty đạt doanh thu thuần 859 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự phục hồi của Driftwood (Mỹ) là nguyên nhân khiến doanh thu ở khối ngoại của Vinamilk tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, Angkor Milk (Campuchia) cũng có đóng góp tích cực, khi tiếp tục tăng trưởng dương trong quý II. Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần từ các chi nhánh nước ngoài của Vinamilk đạt 1.705 tỷ đồng.

Còn Vingroup, tuy chưa có thông tin chính thức về tình hình hoạt động, kinh doanh ở các chi nhánh nước ngoài, nhưng tập đoàn này đang quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng ô tôđiện thông minh toàn cầu.

Hiện nay, VinFast đã đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Và để thực hiện mục tiêu nói trên, Vingroup cũng vừa công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller, người từng giữ vị trí Phó chủ tịch Volkswagen Mỹ và Tổng giám đốc Opel toàn cầu, làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu.

Ông Michael Lohscheller sẽ làm việc tại Việt Nam, trực tiếp quản lý và điều hành các thị trường của VinFast hiện nay, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan. Bên cạnh đó, ông Michael Lohscheller cũng sẽ tham gia thúc đẩy chiến lược vươn tầm quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.

Những động thái này hứa hẹn, doanh nghiệp Việt sẽ tiếp tục thu trái ngọt ở thị trường nước ngoài.

Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读