您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【coi lại bóng đá】Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng: Tư duy mới, tầm nhìn mới

Cúp C18人已围观

简介Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng ...

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng: Tư duy mới, tầm nhìn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng, sáng 9/5. Ảnh tư liệu

Quy mô kinh tế chiếm hơn 30% GDP cả nước

Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng.

Hội nghị tập trung thảo luận về việc triển khai thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSH thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt; tình hình 1 năm thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về phát triển vùng và chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 30; rà soát cơ chế chính sách đặc thù vùng; kế hoạch điều phối Hội đồng vùng năm 2024; tình hình triển khai các dự án trọng điểm của vùng.

Thu ngân sách chiếm 41,6% tổng thu cả nước

Quý I/2024, GRDP bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,2% (bình quân cả nước 5,66%). Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 94.000 tỷ đồng, bằng 30,37% dự toán (311.000 tỷ đồng), từ đầu năm đến ngày 7/5/2024, vùng chiếm 41,6% tổng thu cả nước.

Xuất khẩu ước đạt 31 tỷ USD, chiếm 33,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước (93 tỷ USD); giải ngân vốn đầu tư công của vùng ước 4 tháng đạt hơn 25.128 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch (cả nước 17,5%).

Theo các ý kiến tại phiên họp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 của vùng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước (5,05%).

Quy mô nền kinh tế giá hiện hành đạt hơn 3.100 tỷ đồng, chiếm 30,1% GDP cả nước, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế (sau vùng Đông Nam Bộ 30,2%); GRDP bình quân đầu người đạt 131,9 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ 166 triệu đồng).

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước và chiếm 38,6% tổng thu NSNN của cả nước. Thu hút FDI năm 2023 lớn nhất nước, ước đạt 17,382 tỷ USD, trong đó 5/11 địa phương trong vùng thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

Chất lượng cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH ngày càng được cải thiện, có 4/11 địa phương nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước (Quảng Ninh dẫn đầu cả nước, Hà Nội thứ 4, Hải Phòng thứ 7, Bắc Ninh thứ 8).

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn về hạ tầng đô thị, các vấn đề về môi trường có tính liên vùng; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực cho phát triển, các hoạt động liên kết, điều phối vùng cần được quan tâm hơn nữa.

12 từ khóa trong quy hoạch, phát triển vùng

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng: Tư duy mới, tầm nhìn mới

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả đã đạt được. Theo Thủ tướng, quy hoạch vùng được xây dựng với tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới, niềm tin mới để tạo ra giá trị mới; tìm ra, thúc đẩy phát triển tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của vùng và phát hiện, chỉ rõ những mâu thuẫn, hạn chế, khó khăn để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục.

Đáng chú ý, 7/20 dự án quan trọng của vùng đã được khởi công và đang hoàn thiện các thủ tục để khởi công tiếp 8 dự án theo đúng kế hoạch đề ra. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án đường bộ cao tốc Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình với việc tạo không gian phát triển mới, kết nối các miền di sản của vùng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đánh giá quá trình phát triển của vùng ĐBSH còn đối mặt với một số tồn tại, hạn chế khi tiềm năng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Kinh tế xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là về văn hóa. "Vùng có 3 cái thiếu: Thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế đột phá và thiếu nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp" - Thủ tướng nhận định.

Cùng với đó, vùng có 5 hạn chế lớn: Hạn chế về tính liên kết; hạn chế trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng; hạn chế về quy mô, năng lực quản lý, cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp; hạn chế trong ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hạn chế trong quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu.

Nhìn lại một số bài học kinh nghiệm trong liên kết, phát triển vùng, Thủ tướng chỉ rõ 12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong triển khai quy hoạch và phát triển, liên kết vùng thời gian tới là: ”Truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Trong đó, phương châm, quan điểm xuyên suốt là: “Con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển”. Các yếu tố nền tảng là: phát triển dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; thúc đẩy 3 đột phá chiến lược; tập trung phát triển các động lực mới là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và liên kết vùng.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện, hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, "nói thật, làm thật, hiệu quả thật". Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội, quy hoạch có tính lâu dài, mang tính chiến lược nhưng thực hiện phân kỳ, căn cứ điều kiện, phù hợp nguồn lực, triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là tăng thu, tiết kiệm chi, thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược, lấy vốn đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội.

Thủ tướng cũng lưu ý: "không hy sinh an sinh xã hội, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần"; đẩy mạnh thông tin truyền thông để nhân dân hiểu, nắm rõ, ủng hộ, làm theo, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra - Dân giám sát - Dân thụ hưởng".

Đã khởi công 7/20 dự án quan trọng của vùng

Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 30 số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra 21 chỉ tiêu phát triển, 36 nhiệm vụ, 20 dự án quan trọng của vùng cần thực hiện đến năm 2030.

Trong 20 dự án quan trọng, liên kết vùng, đến nay đã khởi công triển khai thực hiện 7 dự án gồm: Đường Vành đai 4 vùng Thủ đô; đường Vành đai 5 vùng Thủ đô (đã triển khai một số đoạn qua các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4B Quảng Ninh - Lạng Sơn, đoạn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nâng cấp, mở rộng Nhà ga hành khách quốc tế T2 sân bay Nội Bài; Tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội; Cải tạo, nâng cấp tĩnh không cầu Đuống trên tuyền đường thủy số 1 từ Hải Phòng - Quảng Ninh - Việt Trì; các bến cảng số 3, 4, 5, 6, 7, 8 tại cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.

Trong đó, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đã có 6/7 dự án thành phần đang thực hiện; 1/7 dự án thành phần đang chuẩn bị thực hiện. Đối với 3 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cơ bản đạt tiến độ đề ra, đã thu hồi 95,2% diện tích đất trên toàn tuyến.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đạt tiến độ tổng thể khoảng 78,52% giá trị hợp đồng, đối với đoạn đi ngầm, nhà thầu đang tập trung thi công kết cấu các ga ngầm để sớm khởi động thi công máy khoan hầm TBM trong quý II/2024.

8 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư gồm: Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; Đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến; Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (đoạn Hà Nội-Vinh); Tuyến đường sắt vành đai phía Đông từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo-Bắc Hồng; Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; Tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Đầu tư xây dựng Nhà ga T2 sân bay Cát Bi.

Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó 6 dự án quan trọng của vùng đã được áp dụng một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Đồng thời, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4, trong đó áp dụng các cơ chế đặc thù riêng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Tags:

相关文章