【vizela vs】Những món chè ngon giải nhiệt mùa hè

时间:2025-01-12 10:35:13 来源:88Point

Chất lượng Việt Namsưu tầm một số cách chế biến các món chè trở thành kinh điển và là những món ngon đất Việt.

Chè nhãn lồng hạt sen

Nguyên liệu gồm 500g nhãn lồng hoặc nhãn Thái,ữngmónchèngongiảinhiệtmùahèvizela vs 200g hạt sen khô hoặc tươi, 100g đường. Bạn có thể gia giảm đường theo khẩu vị.

Cách làm: Nhãn bóc hết vỏ. Dùng dao nhỏ, đầu nhọn, lách vào đỉnh của quả nhãn và nhẹ nhàng tách hột ra. Chú ý không làm rách nhãn để có thể cho hạt sen vào bên trong.

Chè sâm ngọt, mát, bổ

Hạt sen rửa sạch. Hầm hạt sen với nước trong khoảng 30 phút, khi nào hạt sen chín mềm là được. Đối với hạt sen tươi, chỉ cần luộc qua trong khoảng 10 phút. Khi hạt sen nhừ, đổ đường vào nồi nước, tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút để hạt sen ngấm đường. Vớt hạt sen ra bát, để nồi nước đường sang một bên. Nhét từng hạt sen vào trong quả nhãn. Đun sôi lại nồi nước đường rồi cho nhãn đã lồng hạt sen vào đun trong khoảng 2 phút.

Tắt bếp, để nguội rồi để nhãn lồng sen vào tủ lạnh. Có thể ăn mát hoặc cho thêm đá nếu thích. Món nhãn lồng hạt sen dễ làm, có tác dụng an thần, tốt với những người phải làm việc, học hành căng thẳng. 

Bùi bùi chè đậu trắng nước cốt dừa

Nguyên liệu gồm 200g đậu trắng khô, 1 lon nước cốt dừa, 80g đường cát trắng, 1 thìa nhỏ bột năng, 1 thìa súp đường cát trắng, Chút xíu muối.

Cách làm: Đậu trắng rửa vài lần cho sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng. Ngâm đậu trắng vào thau nước lạnh, ngâm qua đêm. Hôm sau đổ đậu vào nồi, chế nước lạnh ngập mặt đậu, đun đến khi đậu mềm từ từ cho đường vào. Lưu ý đậu mềm bạn mới đổ đường vào, đậu chưa mềm bạn đổ đường vào đun, hạt đậu sẽ bị sượng. Đun lửa nhỏ đến khi đậu thấm đường. Tắt bếp, đổ đậu ra thố thủy tinh để trong tủ lạnh dùng dần.

Đổ lon nước cốt dừa vào nồi nhỏ (nếu không có nước cốt dừa sẵn, bạn có thể mua dừa tươi, bào mịn, vắt lấy nước cốt), thêm vào nồi một thìa nhỏ bột năng, một thìa súp đường, nửa thìa nhỏ muối. Đun lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa khuấy đều để bột năng tan. Đến khi nước cốt dừa sánh lại, tắt bếp. Đổ ra bát thủy tinh, cất vào tủ lạnh dùng dần.

Múc chè ra bát, bên trên chan thêm hai đến ba thìa nhỏ nước cốt dừa. Trộn đều, thêm đá lạnh tùy theo sở thích của bạn.

Chè sâm ngọt mát bổ dưỡng

Nguyên liệu gồm 100g hạt sen khô, 50g nhãn nhục (long nhãn), 100g nho khô, 100g táo đỏ, 1 muỗng nhỏ bột rau câu, 200g đuờng

Cách làm: Hạt sen khô đun sôi cho gần mềm, đổ ra rổ để ráo. Long nhãn ngâm nước nóng cho nở. Nho khô rửa sơ cho sạch, nếu có sạn thì nhặt sạn ra. Táo đỏ rửa sơ ngâm nước nóng.

Bắc một nồi nhỏ lên bếp, hòa một muỗng nhỏ bột rau câu vào 200 ml nước, đun sôi sau đó đổ ra tô chờ nguội làm thạch, chú ý không cho đường vào thạch.

Bắc một nồi khác lên, chờ nóng cho 1/2 đường vào tạo caramen, chú ý không để quá vàng sâm sẽ có mùi đắng. Sau đó đổ nước vào, chừng 400ml, cho nốt số đường còn lại vào. Nêm cho ngọt vừa miệng.

Nước sôi cho hạt sen vào, sau đó là nhãn, nho khô và táo, nêm một chút xíu muối. Để nhỏ lửa cho hạt sen mềm, táo và nhãn ngấm đường, nếm vừa miệng nhấc xuống. Lúc này thạch đã đông lại rồi nên lấy ra xắt nhỏ cho vào chè sâm. Để lạnh hoặc chờ cho nguội thêm đá lạnh vào ăn rất ngon

Món chè sâm này rất tốt cho cơ thể vào ngày hè vì nó vừa cung cấp thêm nước vừa bổ dưỡng sẽ giúp bạn hồi sức rất nhanh.

<br>
Chè long nhãn khô thơm ngon

Chè rau câu và nhãn khô

Nguyên liệu gồm 20g rau câu bột, 700ml nước lạnh, 130g đường phèn, 80g nhãn khô (long nhãn).

Cách làm: Nhãn khô xả nước lạnh cho thật sạch, ngâm vào thố nước lạnh khoảng 2 tiếng, xả lại một lần nữa cho sạch cát. Để nhãn lên rổ cho ráo nước. Rau câu đổ vào nồi, thêm nước lạnh, dùng muôi khuấy đều để rau câu tan, đun lửa thật nhỏ cho đến khi bột rau câu tan hết.

Đổ từ từ 90g đường vào, đun lửa nhỏ, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Đổ rau câu ra thố lớn, để vào tủ lạnh, đợi đông cứng lại. Cắt rau câu thành từng miếng vuông nhỏ cỡ quân cờ. Đun nồi nước tầm 300ml, thêm 40g đường phèn vào đun sôi đến khi đường tan, đổ nhãn khô vào. Đợi sôi bùng lên, bạn tắt bếp, không nên đun lâu nhãn sẽ không còn giòn. Đổ hỗn hợp nhãn khô ra thố lớn, thêm rau câu vào. Múc ra ly dùng với đá lạnh tùy theo sở thích của bạn.

Chè ngô ngon ngọt dễ làm

Nguyên liệu gồm 2 - 3 cái bắp ngô, 1 bát con bột sắn dây, 50g đường, 100ml nước cốt dừa, 1 thìa nhỏ đường, Nửa thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột bắp.

Cách làm: Gọt lấy phần hạt ngô, giữ lại lõi ngô. Đổ vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, cho lõi ngô và hạt ngô luộc chung. Đun đến khi hạt ngô mềm, vớt lõi ngô bỏ đi. Tiếp theo cho đường vào, đun sôi lửa nhỏ để đường thấm vào ngô.

Hòa tan bột sắn dây với chút nước lạnh, đổ từ từ bột sắn vào nồi chè ngô đang ninh, khuấy đều đến khi bột sắn dây trở nên trong suốt. Tắt bếp. Đổ nước cốt dừa, muối, đường, bột bắp vào nồi. Đặt lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đến khi nước cốt dừa đặc lại. Múc ngô ra bát, bên trên chan ít nước cốt dừa. Dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Chè khoai sọ bột báng nước cốt dừa

Chè ngô đơn giản dễ làm

Nguyên liệu gồm 400g khoai sọ, 20g bột báng khô, 250g đường cát, 200ml nước cốt dừa.

Cách làm: Khoai gọt cắt miếng nhỏ vừa ăn (khi gọt vỏ các bạn đeo găng tay nylon vào để đỡ nhớt). Cho vào nồi khoảng một bát ăn cơm nước + khoai + đường rồi đặt lên bếp nấu với lửa vừa khoảng 20 phút là khoai chín. Trong khi nấu thỉnh thoảng các bạn đảo đều cho khoai khỏi dính đáy nồi. Bột báng ngâm nước cho mềm rồi cho vào nồi chè cùng với nước cốt dừa, đun lại cho sôi thêm vài phút, nêm nếm lại cho vừa vị ngọt theo khẩu vị gia đình. Chè chín tắt bếp rồi múc ra bát, dùng nóng hay nguội đều ngon.

Chè đỗ xanh củ sen

Nguyên liệu gồm 200g đỗ xanh còn nguyên vỏ, 1 củ sen vừa ăn, 80g đường

Cách làm: Đỗ xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đỗ nổi lềnh bềnh và đỗ hỏng bỏ đi. Ngâm đỗ trong thau nước lạnh khoảng từ 5 - 6 tiếng, hoặc qua đêm. Củ sen cạo vỏ, rửa sạch bùn, cắt củ sen thành từng lát tròn vừa ăn. Đổ đỗ xanh, củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đỗ và củ sen. Ninh đỗ thật mềm bạn mới thêm đường, đun lửa nhỏ để đỗ thấm đường. Nêm nếm lại đường tùy theo khẩu vị của bạn, múc ra bát dùng nóng hay lạnh đều ngon.

Chè đậu đỏ

Nguyên liệu gồm 340g đậu đỏ, 300g đường, 2 lít nước.

Cách làm: Đậu đỏ cho vào thau nước để loại bỏ những hạt sâu, hạt lép nổi lên trên. Cho ra rổ xả lại nước lạnh cho sạch rồi cho vào nồi áp suất cùng với 2 lít nước. Nếu mua được đậu tốt, hạt đều thì chỉ cần cho ra rổ xả nước lạnh sơ qua cho sạch bụi là được. Đậy kín nắp nồi áp suất lại rồi cho lên bếp đun lửa to vừa cho đến khi nồi bắt đầu xì hơi (khoảng 10-12 phút) thì hạ lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 3 phút rồi tắt bếp (đối với trường hợp dùng bếp điện). Nếu dùng bếp gas thì đun khoảng 4-5 phút, sau đó để nguyên nồi trên bếp cho nồi xả hết hơi tự nhiên. Mở nắp nồi ra, cho đường vào chè, nấu thêm (không đậy nắp) cho chè sôi lại và đường tan hết là được.

Chè thái ngon đẹp và tinh tế

Chè Thái luôn giữ được vẻ thơm ngon và đẹp mắt

Nguyên liệu gồm 200g mít, 200g nhãn, 200g vải (tất cả đều đã được bóc vỏ, bỏ hột, lấy thịt), nếu đúng mùa các bạn dùng hoa quả tươi là ngon nhất, nếu không thì có thể dùng hoa quả đóng hộp thay thế cũng được. 2 thìa cà phê bột rau câu (agar), 600ml nước, 40g đường, chút màu đỏ thực phẩm hay màu siro dâu. 1 chén thạch dừa (chọn mua loại màu xanh), 1 lọ dừa non ngâm siro. 1 lít sữa tươi không đường, 150 - 180g đường

Cách làm: Nấu thạch cho 600 ml nước vào nồi cùng với 2 thìa cà phê bột rau câu để khoảng 30 phút cho nở rồi cho lên bếp nấu với lửa nhỏ vừa, trong khi nấu chú ý thỉnh thoảng khuấy đều cho rau câu không bị vón cục và đọng dưới đáy nồi.  Khi nồi thạch sôi lăn tăn thì cho 40g đường vào cùng với màu đỏ hoặc siro dâu, tiếp tục khuấy cho đường và rau câu tan hoàn toàn là được. Rót hỗn hợp vào khuôn bất kỳ, sau đó để nguội rồi bao kín cho vào tủ lạnh cho thạch đông cứng lại. Khi thạch đã đông thì lấy ra cắt miếng nhỏ. Nhãn, vải cắt miếng vuông nhỏ. Mít cắt sợi dài.

Dừa non ngâm siro nếu không mua được loại bán sẵn trong lọ thì các bạn có thể tìm mua dừa non về cắt sợi nhỏ, sau đó cho đường vào cho lên bếp đun sôi cho đường tan là được, ngâm qua đêm cho dừa thấm đường. Dừa nên chọn mua loại thật non và mềm khi cho vào chè sẽ ngon hơn.

Sữa tươi pha với 150 - 180g đường (tùy theo khẩu vị thích ngọt nhạt khác nhau) cho tan. Sau đó cho toàn bộ các nguyên liệu kể trên vào khuấy đều. Chè sau khi trộn xong đậy kín lại cho vào tủ lạnh vài tiếng hay qua đêm cho chè thật lạnh vì món chè này dùng lạnh sẽ rất ngon.

Các bạn ở nước ngoài có thể dùng loại sữa béo (half&half) để thay thế cho sữa tươi thông thường chè sẽ béo và ngon hơn. Nếu thích mùi vị dừa và sầu riêng thì các bạn có thể cho thêm vào chè nước cốt dừa và ít thịt sầu riêng.

Ngọt thơm chè đỗ đen

Nguyên liệu gồm 300g đậu đen, 80g đường cát trắng, 1/2 thìa cà phê muối, 1 lon nước cốt dừa (200ml), 1 thìa cà phê bột năng.

Cách làm: Đỗ đen vo sạch với nước, nhặt bỏ những hạt nổi trên mặt nước. Ngâm đỗ đen qua đêm với nước lạnh, lúc ngâm thêm vào chút muối. Hôm sau đổ ra rổ cho ráo nước, đổ nước lạnh ngập mặt đậu. Đun đến khi hạt đậu mềm, đổ từ từ đường vào nồi đậu, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường. Trộn nước cốt dừa với chút muối, đường và một thìa cà phê bột năng, đun lửa nhỏ để nước cốt dừa đặc lại. Đậu mềm, múc ra bát dùng nóng, bên trên múc vào 1 đến 2 thìa nước cốt dừa.

Chè khoai lang

Nguyên liệu gồm khoai lang tím 300g, nước cốt dừa 100g, bột béo 20g, đường 100g

Cách làm: Khoai lang tím gọt vỏ, cắt vuông quân cờ. Đem một nửa số khoai lang luộc chín, nghiền mịn. Nửa còn lại luộc chín tới rồi cho vào hỗn hợp khoai đã nghiền. Cho đường vào cùng với khoai, bắc lên bếp đun sôi. Bột béo hòa nước, đổ từ từ vào chè khuấy đều cho đến khi chè quánh lại. Cho tiếp nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi bắc xuống. Múc chè ra bát, trang trí bát chè bằng cách rưới nước cốt dừa lên trên rồi vẽ hình hoa.

Chè đậu xanh khoai môn

Nguyên liệu gồm đậu xanh 300g, khoai môn 200g, đường, nước dừa, nước cốt dừa

Cách làm: Cho 1 phần nước dừa tươi cùng 2 phần nước lọc đun sôi, sau đó cho đậu xanh vào đun 10 phút. Cho tiếp khoai môn vào đun đến khi chín. Cho đường nêm vừa độ ngọt, có một chút nước cốt dừa vào đun 2 phút bắc xuống. Khi ăn cho chè ra ly hoặc chén, rưới chút nước cốt dừa lên trên.

Chè bà ba

Nguyên liệu gồm đậu trắng 50g, đậu đen 50g, đậu đỏ 50g, đậu xanh 40g, rong biển 30g, nước cốt dừa, nước dừa, đường trắng, 1 quả chuối chín bóc vỏ, 1 củ khoai lang chín, lạc rang

Cách làm: Cho 1 phần nước dừa, 2 phần nước lọc đun sôi, cho tất cả các loại đậu vào đun đến khi đậu chín. Cho đường vừa ăn sau đó cho chuối và khoai lang cắt khúc vào và cuối cùng cho nước cốt dừa, nêm cho vừa độ ngọt. Khi ăn, múc chè ra chén, cho một đậu phộng và nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh cùng với đá tùy theo sở thích.

Chè nếp cẩm
Chè nếp cẩm trở thành món ưa thích của giới trẻ

Chè nếp cẩm

Nguyên liệu gồm nếp cẩm 150g, nước cốt dừa 100g, đường 100g, dầu chuối 5ml

Cách làm: Nếp cẩm vo sạch, sau đó cho vào nồi ninh với lửa nhỏ. Khi nếp cẩm chín nhừ, cho đường và nước cốt dừa vào khuấy đều, đun sôi trở lại, cho thêm dầu chuối rồi bắc ra. Múc chè ra từng bát, trang trí cho bát chè bằng cách tưới nước cốt dừa lên trên, dùng một chiếc tăm nhỏ vẽ nước cốt dừa thành hình bông hoa.

Chè vừng đen

Nguyên liệu gồm 100g vừng đen, bột nếp 50g, đường, sữa (tùy chọn)

Cách làm: Vừng đen nhặt sạch sạn, cho lên chảo rang thơm. Cho vừng đen vào máy xay khô, xay mịn như bột. Bột gạo nếp cũng cho lên chảo rang, để lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi bột vàng và thơm. Trộn bột nếp với bột vừng đen, nếu cẩn thận có thể lọc qua một cái rây cho hỗn hợp bột thật mịn. Sau đó thêm 1 lượng đường tùy độ ngọt mà bạn mong muốn. Trộn đều lên.

Khi ăn chỉ việc lấy 1 – 2 thìa bột vừng này cho vào bát, thêm nước sôi quậy đều tay đến khi bột quánh lại là được. Phần hỗn hợp bột khô có thể cho vào lọ, đậy thật kín để ăn dần, rất tiện. Nếu muốn thêm hương vị cho món chè vừng này bạn có thể quậy bột với nước trên bếp đến khi gần chín thì cho ½ cốc sữa vào, ngoáy đều, khi sôi thì tắt bếp. Vậy là bạn có chè vừng sữa tươi thơm ngon bổ dưỡng.

Trong trường hợp máy xay nhà bạn không có chức năng xay khô thì bạn có thể cho bột nếp, vừng đen, đường và 1 bát nước vào máy xay, nhấn nút xay trong một phút cho vừng mịn. Sau đó cho nước bột vừng này lên bếp, để lửa trung bình, đun đến khi hỗn hợp sánh lại là được, thêm chút sữa nếu muốn.

Cách này cho thành phẩm chè không hề khác gì và thậm chí còn đỡ mất thời gian hơn, nhưng lại không chế biến được bột vừng để ăn dần như cách xay khô.

Hồng Anh(s/t)

推荐内容