62 trường được tự chủ tuyển sinh trong kỳ thi đại học 2014 có tạo nên cơ chế xin - cho?đạihọcTínhiệuđángmừngvàđálich thi đau c2Lý giải về việc cho phép 62 ngành được tiếp tục tuyển sinh ngay trong năm nay, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng vụ Đại học, bộ GD&ĐT cho rằng: "Sau thông báo dừng tuyển sinh lần này đã có rất nhiều trường có động thái tích cực trong việc điều chỉnh lại đội ngũ giảng viên, cơ cấu lại các ngành đào tạo. Nhiều trường đã tuyển dụng được một số thầy cô giáo đáp ứng được yêu cầu, tiêu chí đặt ra của bộ. Chẳng hạn một số ngành đã có thầy cô giáo đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ở đúng ngành đào tạo. Các nhà giáo dục đang đặt ra nhiều câu hỏi cho kỳ thi đại học 2014 Theo nguồn tin riêng của báo Đời sống và Pháp luật, con số 62 ngành chưa phải là con số cuối cùng, mà hơn 30 ngành học nữa sẽ được mở lại trong một vài ngày tới. Lãnh đạo một trường nằm trong "top nguy hiểm" tiết lộ, nếu các trường tiếp tục bổ sung được đội ngũ giảng viên thì Bộ lại cho tiếp tục tuyển sinh. Con số cho mở lại ngành chưa dừng lại. Được biết, tình trạng cấm rồi lại không cấm cũng từng xảy ra. Trước đây, Bộ cấm đào tạo thạc sĩ một số ngành rồi lại cho mở, nay đến bậc ĐH. Quyết định cho tuyển sinh lại đối với 62 ngành đào tạo được nhiều chuyên gia giáo dục xem là một cách "chữa ngượng" của Bộ. Việc đột ngột cho dừng 207 ngành học rồi chỉ sau một tháng sau lại cho mở 62 ngành khiến dư luận xã hội đặt ra nghi vấn về việc bộ GD&ĐT đang tạo ra cơ chế xin - cho. Bộ vẫn đẩy mạnh giám sát chất lượng và đảm bảo công bằng trong kỳ thi đại học 2014Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong đề án tuyển sinh riêng của các trường, Bộ đã yêu cầu phải công bố các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào. Trong đó đối với thí sinh vào ĐH thì phải có kết quả phổ thông tối thiểu từ 6 trở lên, CĐ phải từ 5,5 trở lên. Những thí sinh này nếu thi ĐH, CĐ cũng có khả năng đậu. Với quy định đó thì xã hội không lo chất lượng đầu vào sẽ bị giảm sút vì chỉ có khoảng 50 -60% số thí sinh đủ điều kiện này. Đồng thời năm nay, Bộ có chủ trương đổi mới thi cử, đặc biệt là khâu ra đề thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua cho thấy đề thi đã được cải tiến nhằm đánh giá được tư duy của các thí sinh. Vì vậy, kết quả thi phổ thông cũng được đánh giá một cách chính xác hơn. Do đó, chất lượng xét tuyển vào ĐH từ kết quả phổ thông của thí sinh cũng không lo bị hạ thấp. Bộ GD&ĐT cũng siết lại việc cộng 1,5 điểm ưu tiên KV1 được cho là khá tràn lan trong nhiều năm qua. Theo đó, ưu tiên KV1 chỉ áp dụng cho thí sinh ở các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015 và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015 theo quy định hiện hành. Hồ sơ dự thi vào các ngành có nhiều biến độngTrong khi hồ sơ ở các khối đều có xu hướng giảm nhưng khối C lại tăng lên. Điều đó cho thấy thí sinh quan tâm đến các ngành xã hội. Như vậy là tín hiệu đáng mừng. Trong hoàn cảnh nhu cầu việc làm trong khối các ngành kinh tế công nghiệp đang ngày càng hạn chế, chắt lọc và có xu hướng chững lại trong những năm gần đây, thì ngành du lịch Việt Nam mỗi năm lại tăng trưởng ngày một nhanh hơn. Vì vậy Du lịch khách sạn và nghệ thuật ẩm thực được cho là 2 ngành hot mùa tuyển sinh 2014. Năm nay số hồ sơ đăng ký dự thi giảm mạnh nhưng khối ngành kinh tế lại có xu hướng tăng lên trong khi đã được cảnh báo là nhu cầu nhân lực đã bão hòa là điều đáng lo ngại. Nguyễn Huyền (th) Thi đại học 2014: Tỉ lệ chọi nhiều ngành cao đột biến |