您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhận định west brom】Bình Phước quyết tâm tăng bậc ngành dịch vụ logistics 正文

【nhận định west brom】Bình Phước quyết tâm tăng bậc ngành dịch vụ logistics

时间:2025-01-26 00:40:28 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Quốc lộ 14 được nâng cấp tạo kết nối thu&# nhận định west brom

Quốc lộ 14 được nâng cấp tạo kết nối thuận tiện,ướcquyếttacircmtăngbậcngagravenhdịchvụnhận định west brom đồng bộ hơn là một trong những yếu tố quan trọng để Bình Phước phát triển mạnh ngành dịch vụ logistics

Tiềm năng phát triển

Công ty TNHH TM-DV Uy Vũ là một trong những DN được UBND tỉnh cho thuê đất tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư năm 2009. Với cơ chế đặc thù khi đầu tư vào khu kinh tế này, DN được tỉnh áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư. Giá thuê đất áp dụng theo khung ưu đãi do UBND tỉnh ban hành, thời gian thuê tối đa 50 năm. Với hơn 9 ha đất thuê, DN đã rất thuận tiện trong kinh doanh ở các lĩnh vực logistics, như: xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản, cho thuê kho ngoại quan, bãi tập kết hàng hóa, dịch vụ kho bãi… Cùng với đó, các thủ tục xuất khẩu khá thuận lợi, giúp DN tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí phát sinh.

Ông Trần Trọng Quang, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Uy Vũ phấn khởi nói: “DN rất vui khi UBND tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ, cho thuê đất với thời gian 50 năm nên DN rất an tâm đầu tư, kinh doanh để phát triển. Khi địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi thì DN cũng cần phải thực hiện tốt những quy định sản xuất - kinh doanh, vì sự phát triển chung”.

Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư có tổng diện tích hơn 28 ha. Hiện đã được đầu tư các hạ tầng cơ bản như: Đường giao thông, bãi đỗ xe, tập kết hàng hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng; sự lớn mạnh của các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư trở thành động lực chính thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Bình Phước với các tỉnh vùng Đông Bắc Campuchia, phát huy lợi thế của dịch vụ logistics. Cụ thể, như: vận tải đường bộ, khai thuế hải quan, kho bãi, quản lý kho hàng, giao nhận hàng hóa, dịch vụ hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa của DN… Song song đó, năm 2019, Dự án cảng cạn Hoa Lư tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư góp phần vào việc tập kết hầu hết hàng hóa nhập khẩu bằng container từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan vào Việt Nam cũng như hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các nước.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics

Với 4 cửa khẩu và 1 lối mở nên việc đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới là một trong những nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 02 về việc nâng cao năng lực và phát triển dịch vụ logistics của Bình Phước. Những năm qua, hoạt động thương mại biên giới luôn được tỉnh chú trọng; nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới và ghi nhận những kết quả khả quan. Số lượng DN tham gia xuất khẩu qua biên giới cũng tăng theo. Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN lớn, tạo nên thị trường cho nhiều dịch vụ thuộc ngành logistics phát triển.

“Công nghiệp phát triển, thu hút đầu tư ngày càng nhiều thì dịch vụ logistics cũng phải phát triển, đáp ứng nhu cầu DN. Hiện nay, chúng tôi đang hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh, hoàn thiện QL13, tiếp tục sau đó là QL14, đặc biệt là Đồng Xoài - Đồng Phú theo tuyến miền Trung - Tây nguyên cũng phải có dịch vụ logistics hình thành và đang kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực này”.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Công Thương

Anh Lữ Quốc Giỏi, Phó giám đốc Công ty TNHH XNK Khải Nguyên, huyện Lộc Ninh chia sẻ: “Công ty kinh doanh ở đây rất thuận tiện, mua bán, trao đổi, tập kết hàng hóa giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam rất tốt. Cơ quan nhà nước cũng hỗ trợ công ty rất nhiều trong việc hướng dẫn, tìm hiểu thông tin xuất nhập khẩu”.

Phát triển hạ tầng giao thông, tạo sự kết nối thuận tiện, đồng bộ hơn là một trong những yếu tố quan trọng để Bình Phước phát triển mạnh ngành logistics. Thực hiện được điểm mấu chốt này cũng góp phần giảm đáng kể chi phí dịch vụ logistics. Đặc biệt là chi phí vận tải, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của các DN. Những tuyến giao thông huyết mạch này kết nối hiệu quả, góp phần phát triển logistics tại tỉnh đến cảng, sân bay được rút ngắn.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở Công Thương - cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì thực hiện phát triển dịch vụ logistisc của tỉnh, nhấn mạnh: “Chủ trương của tỉnh tới đây là phát triển công nghiệp. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, theo định hướng quy hoạch, thời gian tới sẽ có đường sắt xuyên Á đi ngang qua Bình Phước. Thứ 2 là Chính phủ đã thuận chủ trương cho tỉnh thực hiện đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Hiện tỉnh có QL13 và QL14 đi qua, hạ tầng thuận lợi thì kết nối hạ tầng giao thông từ Bình Phước đi cảng biển, sân bay thuận lợi, dịch vụ logistics cũng theo đó phát triển”.

Bình Phước có huyện Lộc Ninh với Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư; TP. Đồng Xoài, huyện Đồng Phú, Chơn Thành - nơi tập trung nhiều khu công nghiệp chính là thị trường, tạo dư địa rất lớn cho dịch vụ logistics phát triển. Ðồng thời, để nâng cao vai trò giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối thị trường trong nước với thị trường quốc tế, góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế của địa phương, Bình Phước tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ logistics, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Năm 2018, chỉ số chất lượng và năng lực các dịch vụ logistics của Bình Phước xếp thứ 33 trong cả nước. Mục tiêu của Bình Phước trong năm 2021, chỉ số này tăng 3-5 bậc. Cùng với các giải pháp nêu trên, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong tổ chức quản lý, khai thác hạ tầng giao thông nhằm giảm thời gian phương tiện chờ giao, nhận hàng hóa tại các cửa khẩu; tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN cung cấp dịch vụ logistics; triển khai các chính sách, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển của dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.