【xem. bong da truc tuyen】“5 minutes, ok?!”
作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:04:21 评论数:
Thực tế cho thấy,xem. bong da truc tuyen nhiều người có thể chưa qua một trường lớp đào tạo nào, nhưng “trình” giao tiếp của họ - nhất là tiếng Anh – còn nhanh và linh hoạt hơn hẳn so với nhiều người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành. Nhiều giáo viên, giảng viên đã khuyến khích học trò của mình, bên cạnh việc trau dồi ngôn ngữ bằng nhiều cách trên giảng đường, tài liệu, CD, phim ảnh... cần dành thêm nhiều thời gian hơn để tìm cơ hội thực hành tiếng qua giao tiếp với khách nước ngoài.
Có lẽ vì những điều này nên chúng ta đã quá quen với hình ảnh các bạn trẻ hay những nhóm bạn trẻ đồng hành với khách tây ở nhiều nơi, trong công viên, khu vực triển lãm, các điểm tham quan hay dã ngoại, các gallery hay một số nhà hàng, cửa hàng dịch vụ ở các khu phố tập trung nhiều du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới. Sự kết nối và cái nhìn thiện cảm là điều đã có thông qua những hình ảnh như vậy, cho cả người muốn thực hành lẫn người sẵn sàng cùng thực hành...
Nhưng không biết những người muốn thực hành có quá đà hoặc lạm dụng không, hoặc đã có những điều gì đó chưa đúng độ khi giao tiếp hoặc có phải là du khách ngoại quốc ngày càng khó tính hơn không mà việc tương tác này đã có phần thưa lại. Tôi thoạt tiên cũng không mấy nghĩ đến điều này, và vẫn thường khuyến khích con, cháu mình ra phố để giao tiếp và thực hành ngôn ngữ đang theo học. Thậm chí còn khuyến khích chúng tìm một công việc bán thời gian gì đó ở khu phố tây Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Võ Thị Sáu để có sự “chính danh” trong trao đổi. Song đến bây giờ thì việc thực hành giao tiếp này đã có phần chững lại. Ban đầu tôi cứ nghĩ là do con, cháu mình bận rộn hơn với những lịch học dày đặc, rồi thời gian ôn thi, làm luận văn, viết đề tài tốt nghiệp. Thế nhưng gần đây, tôi đã nghĩ lại về việc tại sao, như thế nào khi du khách không còn mặn mà với việc những người muốn cùng mình thực hành tiếng nữa. Đó là khi được nhắc nhở, cháu tôi nói không phải ai cũng dễ đâu, nhiều người không những từ chối mà còn có thái độ rất khó chịu nữa. Hôm nọ đi làm một phóng sự nhân ngày Huế có phố đêm, cháu đã phải thuyết phục một ông khách mãi về mục đích của nhóm. Ông ta cuối cùng đồng ý sau câu “5 minutes, Ok?!”.
Có vẻ như du khách đã cảm thấy một điều gì phiền toái, nhất là khi họ muốn một không gian riêng, một khoảng lặng riêng hoặc muốn một mình quan sát cuộc sống ở chung quanh và chưa sẵn sàng cho một giao tiếp nào đó ngoài lề. Điều đó sẽ thật sự làm người ta cảm thấy khó chịu khi hay bị lặp lại ở nhiều địa điểm, nơi chốn. Thế nên từ chối, lắc đầu hoặc thậm chí đứng dậy bỏ đi là điều đã xảy ra trong một số tình huống mà tôi nhận ra khi để tâm quan sát.
Thực ra, điều chính yếu ở đây có lẽ là về văn hóa trong giao tiếp, ứng xử cũng như cách “nhận diện” trạng thái của đối tác để chào hỏi, đặt vấn đề. Nhiều bạn trẻ dường như cũng đã tỏ ra tự tin, mạnh dạn một cách thái quá trong khi không nắm bắt được những điều cơ bản này. Đó là lý do làm cho du khách thấy mình bị làm phiền, thậm chí là quấy rối. Cũng có thể vì họ gặp những câu hỏi, trao đổi tương tự nhau như những phiên bản ở nhiều nơi nên cảm thấy nhàm chán theo kiểu hiệu ứng dây chuyền.
Thế nên, 5 minutes hay 50 minutes còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng – theo cách hiểu đa nghĩa – từ cả hai phía trên một nền tảng văn hóa.
MỘC TRÀ