当前位置:首页 > Cúp C2

【kqbd hạng nhất việt nam】Tìm đâu phép lạ giữa đời thường ?

Bước qua cái tuổi 60 của cuộc đời,đuphplạgiữađờithườkqbd hạng nhất việt nam đáng lẽ người ta phải được sống trong an nhàn và hạnh phúc bên con cháu. Nhưng, điều đó đối với bà Phạm Thị Oanh, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp thì quá khó khăn bởi còn nặng nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền.

Gia đình bà Oanh rất cần nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.

“Qua hai lần đò”, tưởng chừng cuộc đời người phụ nữ ấy sẽ tìm được bến bờ hạnh phúc, nhưng điều đó đã không thành sự thật. Mỗi người chồng để lại cho bà hai đứa con trong sự cô độc và ghẻ lạnh. Điều ấy lại càng khó khăn hơn với một người phụ nữ mang trong mình căn bệnh suyễn bẩm sinh. Nhưng chính tình thương của một người mẹ đã giúp bà vượt qua mọi khó khăn để nuôi dạy các con khôn lớn. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với gia đình nhỏ của bà nhưng tai họa lại bất ngờ ập đến. Hơn một năm trước, người con trai thứ ba, cũng là chỗ dựa tinh thần duy nhất của gia đình đột ngột qua đời do bệnh động kinh khi đang đi cắm câu. Người con dâu lại bỏ ra đi theo tiếng gọi của tình yêu để lại cho bà hai đứa cháu nội còn thơ dại. Bà Oanh tâm sự: “Hy vọng lớn nhất của tôi hiện tại là có sức khỏe để nuôi dạy hai cháu nên người. Dù có vất vả đến đâu tôi cũng cố gắng lo cho các cháu được đi học bởi đó là tâm nguyện của con trai tôi lúc còn sống”. Rồi, chúng tôi bỗng nhìn thấy sự đau khổ và uất nghẹn trong bà lại dâng trào khi hai hàng nước mắt đang lăn dài trên má.

Bỗng một bàn tay nhỏ bé ôm chầm lấy bà đó chính là em Lê Thị Anh Thư, sinh năm 2012, cháu nội bà Oanh. Nhìn vào đôi mắt trong sáng và thơ ngây của em, chúng tôi bỗng nghe có một sự chua xót đến lạ thường và càng xót xa hơn khi biết em đang mang trong người căn bệnh động kinh hơn một năm qua. Chính căn bệnh này đã khiến Anh Thư không thể đến trường như các bạn cùng trang lứa. Bà Oanh bộc bạch: “Dạo này, bệnh bé Thư trở nặng, tôi sợ con bé lại giống cha nó… Lúc phát bệnh tôi nhìn cháu mà đứt từng đoạn ruột nhưng đành bất lực vì không có tiền chạy chữa. Môi miệng giờ bầm tím hết bởi nó hay nghiến chặt răng mỗi lần phát bệnh”.

Ngoài nghị lực của bà Oanh thì chính tình thương và sự đùm bọc của hàng xóm trong gần một năm qua đã giúp gia đình vượt qua những khó khăn. Những vật dụng trong gia đình cho đến chén cơm, miếng thịt hàng ngày cũng đều nhờ vào sự sẻ chia của bà con hàng xóm. Bé Thư nói: “Con thèm uống sữa lắm nhưng nội không có tiền mua. Nhờ mấy cô chú gần nhà thương nên cho con sữa uống. Con mong mình mau hết bệnh để được đi học, con nhớ cô và các bạn lắm”. Nhìn sự hồn nhiên của em lại làm trái tim tôi cảm thấy quặn đau bởi sự nghiệt ngã của cuộc đời. Chị Lê Thị Kim Thoa, ở ấp Phương An, xã Phương Bình, là người bán hàng rong ngang nhà bà Oanh hàng ngày, tâm sự: “Gia đình cô Oanh khó khăn lắm, từng tuổi này vậy mà còn phải vất vả với mấy đứa cháu. Nhiều lúc cô gặp tôi đón mua 5.000 đồng thịt để nấu cháo cho mấy đứa nhỏ ăn khi bệnh. Tôi thấy thương nên không lấy tiền, hoặc cho cô thiếu lại khi nào có thì trả”.

Do mang bệnh trong người nên bà Oanh không thể làm được công việc nặng, vì vậy, bà nhận sửa quần áo thuê cho bà con hàng xóm, để kiếm tiền mua thịt cá và thuốc thang. Hiện tại, người con gái thứ tư (chị Trương Thị Diễm My), sau khi lập gia đình gần một tháng lại khăn gói về nhà với tâm thần không ổn định. Chị My thường xuyên mặc quần áo rách, nói nhảm và ngủ ngoài đường nhiều lần. Đôi khi chị bỏ nhà ra đi vài ba hôm cũng không về. Những lúc ấy, bà Oanh lại tất tả đi tìm con khi bên mình dẫn theo hai đứa nhỏ (đứa lên sáu, đứa lên bốn). Bà Oanh luôn mong muốn con mình được chữa trị đàng hoàng, nhưng tiền ăn hàng ngày còn thiếu trước hụt sau thì dám mong chi có tiền chữa bệnh. Bà Oanh không cúi đầu cam chịu khi vẫn cố gắng vượt qua bệnh tật để gồng gánh gia đình nhưng bà lại đành bất lực trước số phận. Chỉ mong rằng có một phép mầu xuất hiện giữa đời thường để cứu vớt những con người đáng thương và tội nghiệp ấy thoát khỏi cảnh khổ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Bà Phạm Thị Oanh, ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, số điện thoại 01863.804.944 hoặc Đội công tác xã hội Báo Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

分享到: