当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bongdaso.com 66】Điểm nhấn cho đô thị di sản

【bongdaso.com 66】Điểm nhấn cho đô thị di sản

2025-01-12 22:58:31 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Biểu diễn âm nhạc tại Nhà Kèn

Kết nối hài hòa

Trong lịch sử hình thành các đường phố ở Huế,Điểmnhấnchođôthịdisảbongdaso.com 66 đường Lê Lợi có rất sớm, từ đầu thế kỷ XIX. Từ năm 1943 trở về trước, người Pháp đặt tên là đường Jules Ferry, còn dân gian thì gọi là đường Thủy sư. Dọc theo trục Lê Lợi là hệ thống các công trình, đơn vị, cơ quan Nhà nước đầu não hình thành từ thời Pháp thuộc.

Theo TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, quá trình hình thành, việc quy hoạch khu phố ở bờ Nam sông Hương một cách có ý thức đã tôn trọng vẻ đẹp của dòng sông, phù hợp với tổng thể và không đối nghịch với vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc cổ kính vốn có của Huế. Cho nên, chúng ta có một không gian tuyệt đẹp được Âu hóa bên cạnh bờ sông Hương với sự kết nối hài hòa giữa không gian cảnh quan và kiến trúc. Đây là điểm độc đáo để biến các tòa nhà, sân vườn, không gian trên trục đường này thành một không gian văn hóa gắn liền với du lịch.

Với tính chất quan trọng của tuyến đường Lê Lợi, UBND tỉnh đã xây dựng đề án “Không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm thành phố Huế” trên trục đường Lê Lợi, giới hạn đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Trường Tiền dọc bờ sông Hương. Ngoài kết nối hệ thống các trung tâm nghệ thuật, nhà trưng bày, bảo tàng… tạo điểm nhấn về văn hóa nghệ thuật, còn kết hợp nghiên cứu cải tạo chức năng sử dụng các công trình văn hóa dọc bờ sông, song song với khai thác sử dụng các không gian công cộng xung quanh các công trình này.

Để xây dựng chuỗi trung tâm nghệ thuật không gian mở, hệ thống tường rào của các tòa nhà, nhà khách, các cơ sở kinh doanh… đã được tháo dỡ, tạo sự thông thoáng cho không gian. Việc mở rộng hệ thống các bảo tàng, trung tâm nghệ thuật gắn với hệ thống vườn tượng, không gian trưng bày nghệ thuật làm cho hình ảnh Huế sang trọng hơn và phù hợp với sứ mệnh phát triển đi lên của thành phố văn hóa. Thành phố cũng đã chỉnh trang đô thị, nâng cấp hệ thống cốt đường, vỉa hè, tôn tạo cảnh quan, công viên… để tạo điểm nhấn cho đô thị.

Ông Đoàn Văn Toản, người dân TP. Huế chia sẻ: “Hàng ngày, tôi rất thích đi dạo trên con đường này để ngắm các công trình có giá trị về lịch sử, kiến trúc, khung cảnh thiên nhiên nên thơ dọc bờ sông Hương. Việc hình thành một không gian văn hóa nghệ thuật ở đây sẽ tạo hình ảnh mới, là địa chỉ thu hút khách du lịch đến thưởng ngoạn. Ý tưởng kết nối nhà trưng bày, bảo tàng, công viên thành không gian mở rất hay, giúp cộng đồng có thể tiếp cận dễ dàng”.

Một điểm nhấn nữa là cầu đi bộ gỗ lim trên sông Hương. Từ khi khánh thành, cây cầu này đã thu hút hàng ngàn lượt người đến đây đi dạo, chụp ảnh, tập thể dục, trở thành điểm vui chơi, ngắm cảnh ý tưởng bên sông Hương.

Tạo không gian sống động

Để trục không gian văn hóa cạnh sông Hương thực sự sống động, việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật được hướng đến. Sở Văn hóa và Thể thao đã xây dựng phương án tổ chức các điểm vui chơi, giải trí, các điểm biểu diễn nghệ thuật công cộng nhằm tạo hấp dẫn, ấn tượng. Đây cũng là không gian cho các nghệ sĩ sáng tạo, trình diễn, đồng thời là điểm vui chơi, giải trí của người dân, du khách.

Trên các tuyến phố đi bộ và trục không gian văn hóa nghệ thuật, khi đêm về, sẽ rộn ràng tiếng đàn, tiếng hát của nhiều loại hình nghệ thuật, từ âm nhạc đương đại đến nghệ thuật truyền thống. Âm nhạc đương đại có sự góp mặt của các dàn nhạc, các CLB guitare, hiphop, rock, khiêu vũ thể thao… Nghệ thuật truyền thống giới thiệu các giá trị di sản của Huế, như: Ca Huế, Nhã nhạc, múa hát cung đình, tuồng Huế. Ngoài ra còn có sự tham gia của các loại hình nghệ thuật, như: múa lân, thư pháp, múa rối, nhân tượng…

Khi có chủ trương này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội Sân khấu hào hứng: “Hàng tuần, Hội Sân khấu có thể tham gia biểu diễn hài kịch đường phố và tuồng Huế với các trích đoạn tuồng, âm nhạc, vũ đạo, mặt nạ tuồng… Các nghệ sĩ rất mừng khi biết chủ trương này, vì họ sẽ có sân diễn phục vụ cộng đồng, quảng bá nghệ thuật truyền thống”.

Huế có trên 30 CLB, hội, nhóm và một số doanh nghiệp biểu diễn nghệ thuật có hoạt động biểu diễn phục vụ cộng đồng. Ngoài ra còn có các dàn nhạc thuộc Học viện Âm nhạc Huế, CLB Ca Huế thính phòng biểu diễn hàng tuần tại Bảo tàng Văn hóa Huế... Đây là nguồn lực dồi dào để tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ cộng đồng.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho hay, trước mắt, Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất với tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, như: biểu diễn ca Huế ở đầu cầu đi bộ, biểu diễn kèn Tây ở nhà Kèn, chương trình âm nhạc… tạo nên không gian sống động, không chỉ tạo điểm nhấn cho thành phố mà các giá trị văn hóa Huế cũng sẽ lan tỏa. Ở các bảo tàng, trung tâm nghệ thuật, ngoài trưng bày trong không gian bảo tàng, có thể linh động trưng bày các bộ sưu tập ở không gian ngoài trời, tổ chức cuộc thi ảnh đẹp về văn hóa di sản, giới thiệu các loại hình nghệ thuật mới, hiện đại, đồng thời tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nghệ sĩ tổ chức triển lãm...

Với các chương trình biểu diễn cộng đồng, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí và một phần sẽ xã hội hóa. Nhà nước có cơ chế chính sách đầu tư, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ biểu diễn và kêu gọi tài trợ. Các đơn vị tổ chức cũng cần chủ động tìm nguồn xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và cộng đồng.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读