Cơ quan Thuế kiểm soát chặt hồ sơ xin hoàn thuế để ngăn chặn gian lận. Ảnh: T.Hằng. Tăng tiền kiểm Số tiền hoàn thuế năm 2015 được kiểm soát trong phạm vi dự toán Quốc hội cho phép (85.000 tỷ đồng,ỡnútthắttronghoànthuếsoi kèo trận brighton bằng 100% dự toán hoàn do Quốc hội giao, tương ứng với 20.164 hồ sơ hoàn thuế). Trong đó, nhóm hoàn xuất khẩu chiếm 63,5% (tương đương 87.743 tỷ đồng); Dự án đầu tư chiếm 10,1%; Luỹ kế âm 3 tháng hoặc 12 tháng chiếm 19,4%, ngoài ra các trường hợp như dự án ODA, ngoại giao, trường hợp khác… Năm qua, Tổng cục Thuế đã tăng cường công tác tiền kiểm thay cho hậu kiểm, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật nhưng không gây phiền hà cho DN và đảm bảo ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận hồ sơ để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Lần đầu tiên Tổng cục Thuế thành lập Tổ thực hiện hỗ trợ, giám sát hoàn thuế GTGT đối với các Cục Thuế. Đồng thời, trực tiếp thực hiện cơ sở phân tích thông tin về hoàn thuế, khai thuế để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế như: Số hoàn lớn hơn số nộp; số hồ sơ hoàn chưa thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế; DN thương mại xuất khẩu có vốn mỏng, có thông tin bất hợp lý trong hoạt động xuất khẩu; DN hoàn xuất khẩu đối với các mặt hàng như tài nguyên khoáng sản, mặt hàng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt; Hoàn thuế âm 12 tháng liên tục ... để giao kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế cho các Cục Thuế hoặc trực tiếp thực hiện theo chuyên đề. “Trong năm 2015, cơ quan Thuế đã thực hiện 3.350 quyết định thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT. Trong đó, có 2.802 quyết định kiểm tra và 548 quyết định thanh tra của 10.316 hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau, tương ứng với số tiền hoàn thuế là 49.864 tỷ đồng (chiếm gần 60% số tiền thuế đã hoàn). Qua đó, đã thu hồi 367,5 tỷ đồng thuế GTGT đã hoàn, xử phạt vi phạm hành chính thuế 22 tỷ đồng và tiền chậm nộp 23,8 tỷ đồng”- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu cho biết. Tổng cục Thuế cũng nhìn nhận thực tế việc thanh, kiểm tra sau hoàn thuế của các Cục thuế vẫn đạt tỷ lệ thấp so với hồ sơ được giải quyết. Trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế vẫn còn có trường hợp thời gian chậm so với quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc xây dựng cơ chế chính sách về quản lý hoàn thuế còn chậm tiến độ (Thông tư hướng dẫn hoàn thuế GTGT). Bên cạnh đó, việc phát hiện rủi ro trong hoàn thuế và kiểm tra sau hoàn thuế còn chưa kịp thời. Cơ quan Thuế không phân tích kỹ thông tin dự án đầu tư, tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của DN qua các kỳ hoàn trước... Cũng vì cơ chế, chính sách quản lý hoàn thuế chưa hoàn thiện khiến cho nhiều Cục thuế gặp khó khi giải quyết hoàn thuế cho DN. Còn nhớ tại Hội nghị triển khai công tác thuế năm 2016 diễn ra mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thuế Đà Nẵng, ông Nguyễn Đình Ân thẳng thắn đề nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế sớm thể chế hóa việc hoàn thuế để cơ quan Thuế các địa phương có căn cứ giải thích được với người nộp thuế khi hồ sơ đề nghị hoàn bị chậm so với quy định. Cùng chung quan điểm này, Cục trưởng Cục Thuế Bắc Ninh Nguyễn Văn Hải kiến nghị Tổng cục Thuế cần xem xét lại cơ chế giám sát thủ tục hoàn thuế; tiến tới phải xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro trong hoàn thuế GTGT và Quy trình quản lý rủi ro trong lĩnh vực hoàn thuế. Gỡ nút thắt Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị đã đồng tình khó khăn trong hoàn thuế là do cơ sở pháp lý liên quan đến tổ chức, kiểm tra hoàn thuế còn chậm. Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, tiền hoàn thuế là quyền lợi của DN nhưng pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được nguyên tắc chặt chẽ trong hoàn thuế. Vì vậy, với mục tiêu đảm bảo hoàn thuế theo đúng quy định của pháp luật, trong phạm vi dự toán hoàn thuế được Quốc hội giao năm 2016, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, vi phạm trong hoàn thuế GTGT và thực hiện tốt công tác quản lý hoàn thuế GTGT trong cơ quan Thuế các cấp, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn yêu cầu Tổng cục Thuế khẩn trương hoàn thiện trình Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư hướng dẫn hoàn thuế GTGT. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế chính sách, Tổng cục Thuế tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án tăng cường giám sát hoàn thuế GTGT. Trong đó, tập trung kiện toàn về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quy trình thực hiện giám sát hoàn thuế GTGT với sự hỗ trợ tự động cao của ứng dụng công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin giám sát hoàn thuế theo cơ chế quản lý rủi ro dựa trên Bộ tiêu chí quản lý rủi ro trong hoàn thuế GTGT để thực hiện trong ngành Thuế. Trong năm nay, Tổng cục Thuế tiếp tục gia tăng giám sát hoàn thuế tại cơ quan Tổng cục để đảm bảo hồ sơ đề nghị hoàn thuế đúng đối tượng và trường hợp hoàn thuế; Thực hiện trao đổi thông tin, phối hợp công tác với cơ quan Hải quan, Công an, thanh tra giám sát Ngân hành Nhà nước để khai thác thông tin các bên cung cấp, phối hợp xử lý các đối tượng có dấu hiệu vi phạm trong hoàn thuế GTGT. Đồng thời, phối hợp với Kho bạc Nhà nước trong quản lý chi hoàn thuế GTGT, hạch toán chi hoàn thuế, thu hồi hoàn thuế và kiểm soát dự toán hoàn thuế GTGT dựa trên thông tin trao đổi tự động trên hệ thống; Thí điểm thực hiện hoàn thuế điện tử và công khai thông tin về kết quả giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. |