【lịch thi đấu bóng đá giải】Khi ước mơ được tiếp sức
时间:2025-01-12 18:05:00 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
LỚP HỌC XÂY TỪ TÌNH THƯƠNG
Phát tâm làm từ thiện gần 15 năm nên chị Đào Thị Xuân, chủ quán cà phê Huỳnh Trang ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Tân Phú (Đồng Xoài) biết khá nhiều trẻ em bất hạnh, không được cắp sách đến trường. Điều đó khiến chị đau đáu muốn làm nhiều việc giúp đỡ các em.
“Nhiều lần tiếp xúc với trẻ em nghèo nhưng lần nào trong mình cũng đong đầy cảm xúc. Bởi mỗi đứa trẻ đều có hoàn cảnh đáng thương mà khi nghe kể không khỏi nghẹn lòng” - chị Xuân trải lòng.
Toàn cảnh khu lớp học tiếp sức ước mơ
Chị Xuân nhớ có lần đến gia đình bà Nguyễn Thị Nô (1953) ở nhà mượn tạm của một người xây chờ giải tỏa tại khu phố Phú Tân, phường Tân Phú. Cháu nội bà Nô chừng 5 tuổi níu lấy chị, mắt to tròn thỏ thẻ: “Cô ơi, cháu muốn đi học! Cô xin cho cháu học đi cô...”. Nghe đứa trẻ nhỏ thó, tha thiết khẩn cầu, ánh mắt mở to nhìn chị đầy hy vọng mà mắt chị rưng rưng... Ngay giữa thị xã Đồng Xoài mà có trẻ thất học nghĩ cũng lạ. Nhưng tìm hiểu hoàn cảnh, biết các bé không chỉ sinh ra trong cảnh nghèo, bị mẹ bỏ rơi, cha làm thuê không đủ lo cho con mà 8 người trong đại gia đình ấy cũng không có hộ khẩu!
“Những hôm mưa gió bão bùng mà các cháu vẫn đến đông đủ. Nghỉ hưu nhưng khi gặp các cháu vừa ngoan vừa hiếu học thì mình lại không nỡ nghỉ ngơi. Có cháu từ không biết tý gì thì nay đã cảm thụ được điều thầy cô truyền đạt là động lực để mình và thầy cô ở đây nỗ lực nhiều hơn”. Cô Phạm Thị Hạnh |
Rồi lần khác, phát quà cho một gia đình khiếm thị ở phường Tân Phú, chị Xuân nghe người cha nạt nộ con: “Mày học dốt thì nghỉ luôn đi...” còn mẹ con thì ôm nhau khóc nức nở. Hỏi ra mới hay, sáng nay cô giáo “mắng vốn” con học dở mà không phụ đạo, học thêm ở nhà cô và nhắn nhủ sớm đưa cháu đến lớp cô kèm ở nhà. Được thế thì tốt nhưng hằng ngày, hai vợ chồng đều khiếm thị đi bán vé số lo ăn còn chưa đủ, lấy đâu ra tiền học thêm? Giận con nên người cha “dọa” cho nghỉ học!
“Nghe vậy mà sao mình như thấy ai xát muối vào lòng. Mình mắt sáng dạy con còn khó, huống gì người khiếm thị. Nếu cô ép học thêm, chắc chắn đứa bé sẽ phải nghỉ học” - chị Xuân nói. Dự định mở lớp phụ đạo cho trẻ em nghèo miễn phí lại trỗi dậy mãnh liệt hơn. Chị đem chuyện bàn với chị Phạm Thị Hạnh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thành (Đồng Xoài) cũng là thành viên Câu lạc bộ “Hạt gạo ấm lòng” và được chị Hạnh ủng hộ ngay. Từ mối quan hệ sẵn có, chị Hạnh đã vận động được nhiều thầy cô tâm huyết ủng hộ. Vậy là chị Xuân có “trách nhiệm” đến nhà từng trẻ em nghèo vận động ra lớp. 3 tháng sau, 15 thầy cô và 37 học trò nghèo đã “khai giảng” lớp học “Tiếp sức ước mơ”.
THẦY ĐẶC BIỆT VÀ TRÒ CÁ BIỆT
Nói thầy cô đặc biệt cũng bởi vì ở Bình Phước, chỉ ở lớp học này mới tập hợp được nhiều thầy cô có tấm lòng yêu thương trò nghèo như thế. Đội ngũ giáo viên có tâm, thích làm thiện nguyện không hề nghĩ tới thù lao đã chung tay vì trẻ em nghèo. Không chỉ thầy cô đang đứng lớp ở nhiều trường tại thị xã Đồng Xoài, huyện Đồng Phú... mà có cả công chức, viên chức ở Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước, Báo Bình Phước, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng... và các bạn sinh viên cũng tham gia giảng dạy.
Anh Nguyễn Ngọc Hòa, Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng cho biết: “Thông qua người bạn là giáo viên dạy ở đây, tôi xin tham gia dạy. Thời sinh viên, tôi đã làm gia sư nên cũng có chút kinh nghiệm. So với những đứa trẻ mình được tiếp xúc thì các cháu ở đây có vẻ “hoang dã”, ứng xử chưa được chuẩn mực. Vì thế, không chỉ dạy chữ mà tôi còn hướng dẫn trẻ cách ngồi sao cho khỏi còng lưng; đừng cúi sát vở sẽ bị cận thị; cách cầm viết sao cho nét chữ đẹp hơn...
Anh Nguyễn Ngọc Hòa không chỉ nắn từng nét chữ mà còn hướng dẫn cách ngồi cho các em để không bị cận thị, còng lưng
Hiện có 73 em theo học, lớp nhiều thì 10-12 em, lớp ít thì 5-7 em nhưng đã mở đủ từ lớp 1-12. Đều đặn mỗi tối từ thứ hai đến thứ sáu với thời gian 19-21 giờ, thầy cô lặn lội đến lớp dạy miễn phí cho trẻ em nghèo. Ban đầu, lớp học diễn ra ở một căn nhà cũ ban chủ nhiệm lớp mượn được. Xung quanh lớp cỏ dại rậm rạp nên mỗi tối, thầy cô và học trò đều hãi hùng với lũ muỗi. Có những tối mưa gió dập dồn, thầy trò vẫn bên nhau dạy và học. Nhưng nay, được sự tài trợ 74 triệu đồng của Công ty ACL Group - Singapore để dựng lớp ngay tại quán cà phê của chị Xuân; Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Đồng Xoài hỗ trợ 27 bộ bàn ghế nên việc dạy và học đã ổn định hơn.
Ở lớp học đã xuất hiện nhiều bé học giỏi hiếu học, thông minh mà trường hợp bé Kỳ Hân là kỷ niệm khó quên với chị Hạnh. Khi lớp học hoạt động vài tháng Kỳ Hân mới tới. Cô vừa hỏi: “Sao em vào học chậm thế?”, cô bé đã bật khóc nức nở. Nhà nghèo, phải chạy thận nên Hân đã bỏ học... Hai cô trò cùng ôm nhau khóc.
Trong lớp học tiếp sức ước mơ, đặc biệt nhất vẫn là khối lớp 1. Không chỉ lôm côm độ tuổi, từ 5 tới tận 35 mà hơn thế, các em đều chưa một lần đến trường. Cô Bùi Thị Nhàn, giáo viên Trường tiểu học Tân Xuân B (Đồng Xoài) chia sẻ: “Tiếp xúc nhiều thế hệ học trò nhưng hoàn cảnh các em ở đây rất đáng thương! Vì không được đến trường nên khi cô ân cần chỉ dạy, rồi đến khi biết chữ các bé đều rất mừng”.
Cô Lâm Thị Phương Thu nắn từng nét chữ cho học trò lớp 1 vừa bước sang tuổi 31 Đúng là nơi nào có tình thương yêu, nơi ấy luôn có điều kỳ diệu. Có lẽ đó là lý do mà ai đến đây rồi đều mang tâm trạng vô cùng xúc động xen lẫn hạnh phúc. Dẫu biết rằng, cuộc sống của trẻ em nghèo còn quá nhiều khó khăn, nhưng tình người ấm áp vẫn đang mỗi ngày đến với các em, lấp đầy những đau thương và khiếm khuyết. Chính sự bao dung, hy sinh chẳng đòi hỏi quyền lợi của những tấm lòng thiện nguyện mà những thân phận bất hạnh ấy đã tìm được nụ cười. Đó cũng là lý do mà ngày càng nhiều người tìm đến “đầu quân” cho lớp học. Họ hiểu rõ cho đi yêu thương là yêu thương còn mãi... |
Với chị Nhàn, một ngày mưa vừa qua đã làm chị nhói lòng mà mỗi lần nghĩ lại, tim chị vẫn nhói lên cảm xúc khó tả. Khi các bạn về hết và chị cũng chuẩn bị ra về thì thấy trò Nguyễn Hoàng Sang vẫn ngóng người đến đón. Chị liền hỏi: “Em chờ ba đến đón hả?”, “Ba em chết rồi”. Biết lỡ chạm vào nỗi đau của trò, chị hỏi lại: “Vậy mẹ đón hả em?”, “Mẹ em cũng chết rồi”... Không cầm lòng cô liền ôm trò vào lòng và cả hai cùng khóc... Thì ra, em mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện ở với bà nội. Hằng ngày, bà đi bán vé số nên không thể đến đúng giờ đón em được.
Trò Nguyễn Văn Tâm (31 tuổi) thì lại lay động thầy cô ở sự hiếu học. Trong một lần đi làm thuê, Tâm nghe nói ở phường Tân Phú có lớp học miễn phí dành cho trẻ em nghèo nên đến xin cho 3 cháu đi học. Sau đó, chính Tâm cũng trở thành học trò lớp 1. Tâm cho biết: “Nhà nghèo, em có sức khỏe nên làm công nhân để giúp đỡ mẹ, nhưng vì không biết chữ nên chẳng nơi nào nhận. Em hiểu giá trị của sự học nên đã bỏ qua mặc cảm để theo học, giờ đã biết đọc, biết viết”.
Còn Nguyễn Thị Nhung (35 tuổi) ở ấp 4, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) tìm đến lớp học chỉ với suy nghĩ giản đơn rằng, biết chữ để biết biển hiệu trên đường; biết bấm số điện thoại để không bị lạc... Và lớp học đang góp phần đưa các em tới gần hơn với ước mơ.
Ngọc Tú
猜你喜欢
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Bắt quả tang vụ vận chuyển khối lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu
- Thanh toán điện tử giúp nâng cao hiệu quả dịch vụ công
- Ba vị trí trên cơ thể có mùi lạ, khám ngay trước khi bị ung thư
- Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- Ba bé dưới 2 tuổi bị chó tấn công bị thương nặng
- Thảo dược tốt cho người đau dạ dày
- FTA Việt Nam
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?