【bảng xếp hạng giải bóng đá hà lan】Lên kịch bản điều hành giá để kiểm soát lạm phát

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 11:09:30 评论数:

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại các siêu thị tăng mạnh.

Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại các siêu thị tăng mạnh.

Giá thịt lợn “làm khó” CPI

Nhìn lại chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng đầu năm cho thấy,ênkịchbảnđiềuhànhgiáđểkiểmsoátlạmphábảng xếp hạng giải bóng đá hà lan sau khi tháng 1 tăng theo quy luật hàng năm do trùng vào dịp lễ, tết, các tháng 2, 3, 4, 5 đều giảm, đến tháng 6 tăng 0,66%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với cùng kỳ. Theo nhận định của Cục Quản lý giá, đây là tín hiệu tốt cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát vào các tháng cuối năm để thực hiện theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra.

Cũng phải nhìn nhận rằng, những tháng đầu năm 2020, do diễn biến dịch Covid-19, giá thịt lợn tăng cao, đã gây khó khăn cho công tác điều hành giá. Tuy nhiên, qua các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá và sự phối hợp với các bộ, ngành đã góp phần ổn định mặt bằng giá.

Cục Quản lý giá nhận định, giá thịt lợn “làm khó” cho CPI. Dẫn chứng là giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 3,23%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% (làm CPI chung tăng 2,86%).

Sau khi giảm liên tục trong 4 tháng liền, CPI tháng 6 tăng 0,66% so với tháng 5/2020. Đây là mức tăng cao nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2016 - 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản tháng 6/2020 tăng 0,07% so với tháng 5/2020 và tăng 2,45% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù vậy, dư địa cho công tác kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại của năm vẫn tương đối thuận lợi. Trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới được dự báo vẫn ảm đạm do tình hình dịch bệnh, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, việc điều hành giá vẫn cần rất thận trọng.

Riêng đối với thịt lợn, giá thịt lợn tăng cao do thiếu hụt nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung thịt lợn đang được bổ sung từ hoạt động chăn nuôi, tái đàn, nhập khẩu, dần đáp ứng trong thời điểm cuối quý III, đầu quý IV/2020. Trong các tháng tiếp theo, theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, giá thịt lợn nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn so với hiện nay và có thể xu hướng giảm dần trong quý IV/2020. Cùng với đó, giá các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường cơ bản ổn định do nguồn cung trong nước dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân…

Thận trọng điều hành giá cuối năm

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2020 cần tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt và chủ động. Thời gian tới, Cục Quản lý giá tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá.

Trong đó, tiếp tục tham mưu cho Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường. Đặc biệt là các mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hướng của thiên tai, dịch bệnh và các mặt hàng có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau Tết. Cùng với đó, Cục Quản lý giá thực hiện tốt vai trò thường trực Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, trong đó chú trọng công tác tính toán, dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu đề ra.

Từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý giá sẽ chủ trì soạn thảo, tham mưu cho Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến công tác điều hành giá. Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá.

Cơ quan quản lý giá cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tại hội thảo gần đây bàn về giá cả thị trường 6 tháng cuối năm, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình cho rằng, việc kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là khả thi, tuy nhiên, năm nay công tác điều hành giá khó khăn hơn nhiều. Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, công tác điều hành giá cần thận trọng, bởi năm nay khác mọi năm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giá một số hàng hóa thiết yếu như thịt lợn, sách giáo khoa khi năm học mới đang đến gần, cơ quan quản lý cần hết sức lưu ý trong điều hành, tránh để tác động lên CPI trong thời gian tới.

Biểu dương những nỗ lực của ngành Tài chính trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm vừa qua, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không quên nhắc nhở, trong điều hành giá cả, cần tiếp tục tăng cường kiểm soát thị trường, quản lý tốt giá thực phẩm, giá xăng dầu, điện, nước, dịch vụ giáo dục… để không ảnh hưởng đến chỉ số giá.

Mặc dù còn nhiều lo ngại trong quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm, song vẫn còn nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá. Trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá; các chính sách về tài khóa, tiền tệ được triển khai đồng bộ, toàn diện…, sẽ giúp cơ quan quản lý giá thuận lợi trong điều hành, góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát dưới 4% theo đúng mục tiêu đề ra.

Minh Anh

最近更新