当前位置:首页 > Cúp C1

【tai xiu bong da hom nay】Việt Nam nên là mắt xích quan trọng của hệ thống tài chính thế giới

ảnh minh họa

TheệtNamnênlàmắtxíchquantrọngcủahệthốngtàichínhthếgiớtai xiu bong da hom nayo ông, để hệ thống tài chính có thể đóng vai trò hiệu quả hơn giúp hiện thực hóa những mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần đảm bảo rằng hệ thống tài chính phải cân nhắc đến chi phí các-bon, môi trường, sự bất bình đẳng.

PV: Là một nước thu nhập trung bình thấp, Việt Nam nên tham gia vào quá trình toàn cầu hóa tài chính như thế nào, thưa ông?

Ông Bertrand Badré:Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống tài chính có tính chất xây dựng. Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới đang theo xu hướng bảo thủ, đóng cửa nền kinh tế, đơn cử như Mỹ, Trung Quốc. Điều này hoàn toàn đi ngược với quá trình toàn cầu hoá. Chúng ta hiện có hệ thống tài chính toàn cầu, năng lực tài chính và nguồn tài chính dồi dào chưa từng có, nhưng đang có hàng nghìn tỷ USD chưa được đầu tư đúng chỗ.

Một vấn đề rất phổ biến hiện nay tại nhiều nước trên thế giới, nhưng có lẽ chưa phải ở Việt Nam là lãi suất đang giảm xuống, đôi khi, lãi suất còn dưới 0%. Đó là tình trạng diễn ra tại Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển và nhiều nước khác.

Ông Bertrand Badré:

Ông Bertrand Badré

Trong khi đó, nhu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể là Việt Nam trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là rất lớn. Vì vậy, cần phải tìm ra những kênh đầu tư giúp chuyển hướng dòng tiền, cần gửi tiền vào những nơi tạo ra sự khác biệt thay vì giữ tiền với mức lãi suất âm. Đó là đầu tư vào các dự án môi trường, năng lượng, giáo dục, tại khu vực Mỹ La tinh, châu Phi, Đông Nam Á như Việt Nam.

Việt Nam cần phải lên tiếng và chia sẻ với các nước trên thế giới rằng, Việt Nam muốn trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Đó không chỉ là cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ mà Việt Nam cần phải trở thành một phần quan trọng trong cuộc đối thoại của khu vực ASEAN, Quỹ Tiền tệ quốc tế… Các bạn sẽ được hưởng lợi rất lớn từ điều đó.

PV: Xin ông nói rõ hơn về vai trò của tài chính đối với các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, nhất là đối với mục tiêu chuyển đổi thành công thành nước thu nhập trung bình cao?

Ông Bertrand Badré:Khi còn làm ở WB, tôi đã đến nhiều nước và chưa có dịp đến Việt Nam. Tuy nhiên, để phục vụ quá trình phát triển của đất nước, chúng ta cần phải có nguồn lực. Đó là cơ sở hạ tầng như đường sá, đê điều, viễn thông, cảng biển. Chúng ta cũng cần phải có cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, hay cơ sở hạ tầng tài chính như bảo hiểm, quỹ hưu trí, thị trường vốn hiệu quả. Chúng ta cũng cần phải đảm bảo rằng nguồn tài chính trong nước được sử dụng đúng mức và thu hút được dòng tiền từ nước ngoài.

Là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu tài chính của Việt Nam là rất lớn. Đấu tranh vì sự phát triển bền vững và chống lại tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nhiều nước khác trên thế giới. Vì vậy, hệ thống tài chính của Việt Nam không thể là một hệ thống tài chính đóng mà cần được kết nối với thế giới.

PV: Tạo ra một thế giới mà “không ai bị bỏ lại phía sau” đòi hỏi một lộ trình rõ ràng. Việt Nam đã có các mục tiêu phát triển bền vững. Vậy làm thế nào hệ thống tài chính có thể đóng vai trò hiệu quả hơn để giúp hiện thực hóa những mục tiêu đó, thưa ông?

Ông Bertrand Badré:Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong thời gian qua. Việt Nam đã bắt đầu quá trình đổi mới vào năm 1986 và sự phát triển đã mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người dân trên đất nước Việt Nam. Chúng ta cần phải tiếp tục những nỗ lực này cho tương lai. Các bạn cần phải có hệ thống tài chính đi đúng hướng và cần phải nhìn rõ hơn vào những gì đang diễn ra bên ngoài Việt Nam.

Mục tiêu quan trọng của hệ thống tài chính là tăng doanh thu. Chúng ta đã không ngừng nỗ lực, đổi mới. Chúng ta cần phải biến mình trở thành một phần của tương lai chứ không phải của quá khứ. Đồng thời, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống từ mô hình phát triển doanh nghiệp thu lại lợi nhuận sang mô hình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp có ích cho đất nước và người dân. Đó là lợi ích cho tất cả mọi người.

Chúng ta cần phải đảm bảo rằng, hệ thống tài chính của chúng ta cân nhắc đến chi phí các-bon, môi trường, sự bất bình đẳng. Điều này không dễ dàng chút nào cả. Tuy nhiên, tôi cho rằng bây giờ là thời điểm rất quan trọng đối với Việt Nam nhằm tạo ra sự khác biệt cho tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông!

“Cuốn sách của tôi có tên là “Tài chính có cứu vãn được thế giới?”. Có lẽ, điều này sẽ đúng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, tại nhiều nước khác trên thế giới, câu trả lời là không. Mọi người cho rằng, tài chính là một điều gì đó tồi tệ, phá hủy thế giới và họ không tin tưởng vào hệ thống tài chính. Tuy nhiên, tôi tin rằng tài chính là công cụ. Nếu như biết cách sử dụng công cụ đó, chúng ta có thể mang lại những tác động tích cực. Chúng ta cần phải kiểm soát tài chính chứ không để tài chính kiểm soát chúng ta. Đó chính là mục tiêu quan trọng trong thế kỷ tiếp theo” - ông Bertrand Badré nhận định.

Thảo Miên (thực hiện)

分享到: