Nhận định về thách thức đối với doanh nghiệp (DN) khi tham gia vào TPP,ảipháphỗtrợdoanhnghiệdự đoán bóng đá ý ông Phạm Thành Kiên, giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia Hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước. Các DN sau thời gian chuyển đổi, tái cơ cấu nếu không vươn được có thể phải giải thể hoặc phá sản, mức độ ảnh hưởng đến đâu phụ thuộc vào năng lực ứng phó của từng DN. Vì vậy, DN phải chấp nhận cạnh tranh và phải chủ động, sáng tạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ với tư duy không không chỉ giới hạn tại thị trường trong nước mà còn mở rộng ra khu vực và thế giới.
Theo ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm WTO tại TP.HCM, TPP đặt ra những yêu cầu riêng cho từng thị trường rất phức tạp, rất nhiều quy định đòi hỏi DN phải đáp ứng mới thể được hưởng lợi ích. Đầu tiên, DN phải đảm bảo xuất xứ hàng hoá để được hưởng thuế ưu đãi. So với FTA khác.ác yêu cầu về xuất xứ trong TPP rất chặt chẽ, tuy nhiên, nếu vượt được rào cản này sẽ vượt được nhiều rào cản khác.
Một thách thức khác là hàng rào phi thuế quan. Cùng với việc giảm hàng rào thuế quan đang là sự tăng lên của hàng rào phi thuế quan. Đặc biệt là những thị trường khó tính thì hàng rào phi thuế quan được xây dựng rất tinh vi. Do vậy, đòi hỏi DN cần phải tìm hiểu rất kỹ mới có thể thích ứng được.
Theo ông Phạm Bình An, DN Việt Nam còn đang rất thiếu thông tin về TPP, khả năng tiếp cận thị trường cũng còn rất hạn chế, do đó khi TPP chính thức có hiệu lực DN Việt Nam sẽ bị đặt vào vị trí cạnh tranh rất khốc liệt. Trong khi đó, mặc dù Nhà nước đã có một số chương trình hỗ trợ DN, tuy nhiên các chương trình này nhìn chung còn thiếu đồng bộ và cần phải thay đổi rất nhiều để hỗ trợ cho DN.
Dẫn kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện vào tháng 12-2015, ông Lê Hưng Quốc, chủ tịch HUFO cảnh báo, trong khi mới có 9% DN Việt Nam là tìm hiểu tương đối kĩ về TPP thì các DN nước ngoài đã ồ ạt tràn vào Việt Nam để hưởng lợi từ Hiệp định này, trong đó chỉ riêng Thái Lan, hiện đang có gần 2.000 DN đang đăng kí với đại sứ quán để vào đầu tư tại Việt Nam. Đây chỉ là một trong những ví dụ rất điển hình về sự cạnh tranh gay gắt ngay tại sân nhà đối các DN trong nước.
Theo ông Lê Hưng Quốc, dù TPP chưa thể có hiệu lực trong một, hai năm tới đây, tuy nhiên khoảng thời gian vài ba năm cũng không phải là dài để các DN chuẩn bị. Do vậy, ngay từ bây giờ cả Nhà nước và DN phải có những hoạt động chuẩn bị cho TPP để những thách thức trong TPP sẽ là cơ hội tốt để chúng ta thay đổi về tư duy thể chế, cách thức làm ăn...
Chia sẻ những kinh nghiệm tận dụng lợi thế từ các FTA, ông Antony Nezic, Chủ tịch Hiệp hội DN Canada cho rằng, trong tất các FTA đều cần chú ý đến khu vực DN tư nhân vì đó là động lực để tăng trưởng. Bên cạnh đó hỗ trợ DN nhỏ và vừa vì các DN này sẽ là nền tảng để phát triển DN lớn sau này.
Ông Antony Nezic khuyến nghị Việt Nam phải hành động nhiều hơn. Các DN cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình ngay đối với các DN lân cận thông qua việc nâng cao kĩ năng quản lí và chất lượng lao động để có thể dựa vào chính mình còn Chính phủ, đây là lúc đòi hỏi các nhà lãnh đạo mạnh mẽ và tập trung vào giáo dục, đổi mới và sáng tạo.../.