Thuế tính giá xăng dầu cơ sở được tính có lợi cho người tiêu dùng
Tại phiên họp,õichặtchẽdựtrữnguồncungxăngdầbotev vratsa Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trả lời câu hỏi về thuế bình quân gia quyền với xăng dầu để tính giá cơ sở. Theo Thứ trưởng, trước đây chúng ta tính giá cơ sở với thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Tuy nhiên khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế ưu đãi có biểu thuế nhập khẩu với xăng dầu thấp hơn. Cụ thể, thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc là 10%, từ ASEAN là 20%, từ các nước khác cũng theo lộ trình giảm dần. Do vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng đồng ý cho phép tính giá cơ sở theo phương pháp bình quân gia quyền để đảm bảo lợi ích cân bằng giữa người tiêu dùng và DN.
Trong kỳ điều hành vừa qua, Bộ Tài chính đã đề nghị được tính thêm thuế của lượng xăng dầu của sản xuất trong nước vào thuế nhập khẩu bình quân gia quyền. Đây là xăng dầu của nhà máy Dung Quất có mức thuế suất 0%. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, nếu không tính thuế bình quân gia quyền với lượng xăng dầu của Dung Quất thì mức thuế bình quân sẽ cao hơn, từ đó khiến giá cơ sở cao hơn. Như vậy, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt hại vì giá cao hơn dù DN kinh doanh có thể lợi hơn. Thực tế hiện nay, lượng xăng dầu từ Dung Quất chiếm tới gần 40% thị phần, riêng quý này đã chiếm tới 47% thị phần xăng dầu.
Tuy nhiên, vừa qua cũng có một số ý kiến băn khoăn về vấn đề này, đơn cử như kỳ điều hành vừa qua, thuế bình quân gia quyền xuống còn 8,56% là thấp hơn cả thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc, như vậy liệu có đứt nguồn cung? Về vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai khẳng định Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương để trong trường hợp có ảnh hưởng đến dự trữ xăng dầu, tác động đến nguồn cung thì sẽ báo cáo Chính phủ để điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Cũng tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời về nội dung liên quan đến cơ chế xử lý đối với Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, dự án này đã được cấp giấy phép đầu tư tháng 4/2008. Tới ngày 25/1/2013, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy bảo lãnh của Chính phủ cho dự án này. Việc bảo lãnh có 2 nội dung là ưu đãi về thuế và bao tiêu sản phẩm khi dự án đi vào sản xuất. Từ ngày 25/1/2013, dự án chính thức đi vào hoạt động. Đây là dự án có vốn đầu tư lớn, có tầm quan trọng rất cao, nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, chúng ta đã ký, đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và đã có hiệu lực. Trong đó, nhiều nước có mức thuế khác nhau. Chính vì vậy, Chính phủ đã giao các bộ ngành tìm phương án hợp lý nhất trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. “Chúng tôi đã hoàn thành phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ và ngày 27/10/2017, Ban Cán sự Đảng của Bộ Công thương đã có báo cáo lên Bộ Chính trị. Hiện đang chờ ý kiến Bộ Chính trị quyết đáp về phương án xử lý”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Xem xét kỹ cổ phần hoá VRG để tránh hệ luỵ về đất đai
Liên quan đến tiến độ cổ phần hoá Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) Hà Công Tuấn cho biết, VRG được Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn nắm cổ phần chính và tiến độ phải hoàn thành trong năm 2017. Tuy nhiên, đây là tập đoàn rất lớn, xét cả về vốn, đất đai và lao động. Với việc quản lý một diện tích đất đai rất lớn đến hàng trăm nghìn ha, việc cổ phẩn hoá phải được xem xét, cân nhắc kỹ để tránh những hệ luỵ phức tạp từ đất đai. Về lao động, tập đoàn có tới 130.000 lao động. Việc giải quyết chính xác, nhất là những lao động nhận khoán được hưởng đầy đủ các quyền do pháp luật quy định, là vấn đề phải làm rất kỹ. Do vậy, Bộ NN&PTNT đã báo cáo Thủ tướng, với Phó Thủ tướng và Chính phủ đã tổ chức một số cuộc họp với các bộ, ngành để nghe VRG báo cáo về việc này.
Theo đó, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo ngoài việc làm chặt chẽ thì phải thực hiện kiểm toán tài chính. Do vậy, hiện nay lộ trình bị kéo dài một vài tháng. Gần đây, sau khi xem xét và lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ NN&PTNT trong tháng 9 đã quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp để đưa ra cổ phần hoá và cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cổ phần.
Theo tinh thần chung, sau khi ý kiến của các bộ, ngành được tập hợp để báo cáo Thủ tướng thì Tập đoàn này sẽ tiến hành các bước còn lại để cổ phần hoá sớm nhất. Tuy nhiên, việc cổ phần có được hoàn thành trong năm 2017 hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là vấn đề có người mua hết hay không số vốn lớn như vậy? “Mong muốn của Bộ, của các cơ quan Chính phủ là muốn bán một lần, nhưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng sẽ thực hiện được từ nay đến quý I/2018”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết.
H.Y