【ngoại hạng nam phi】Doanh nghiệp da giày cần vươn lên từ nội lực

  发布时间:2025-01-25 21:50:58   作者:玩站小弟   我要评论
DN da giày nội cần tận dụng cơ hội hợp tác từ việc mở rộng đầu tư, sản xuất của các DN FDI tại Việt ngoại hạng nam phi。

doanh nghiep da giay can vuon len tu noi luc

DN da giày nội cần tận dụng cơ hội hợp tác từ việc mở rộng đầu tư,ệpdagiàycầnvươnlêntừnộilựngoại hạng nam phi sản xuất của các DN FDI tại Việt Nam. Ảnh: H.D.

Cán cân lệch

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết ngày 15/7, kim ngạch XK giày dép các loại và nguyên phụ liệu dệt, may, da giày đạt hơn 8,5 tỷ USD, ước tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Đây có thể nói là con số khả quan sau một năm khá trầm của ngành da giày. Nhờ đó, Việt Nam nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới về số lượng (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil), nhưng là nước XK lớn thứ 3 trên thế giới về trị giá (sau Trung Quốc và Italia).

Tuy nhiên, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) lại đưa ra con số đáng suy nghĩ, hiện có tới 81% trị giá kim ngạch XK thuộc về các DN FDI, khối DN trong nước chỉ chiếm 19%. Kim ngạch XK chủ yếu thuộc về các tập đoàn đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, như: Tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm hàng tỷ USD. Hơn nữa, mức đóng góp của khối DN FDI tăng nhanh theo từng năm. Nếu như năm 2013, khối DN này chiếm 75% tỷ trọng, năm 2015 tăng lên 78% thì đến năm 2016 chiếm 80,8%. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, xuất khẩu của các DN trong nước có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm 25% tỷ trọng, năm 2015 giảm còn 21,4%, năm 2016 còn 19,2%.

Theo Lefaso, XK của khối DN FDI liên tục tăng cao là do các DN tiếp tục mở rộng công suất nhà máy hiện có và xây dựng các nhà máy mới tại Việt Nam nhằm đón đầu cơ hội được giảm thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong khi với các DN trong nước, khó khăn về nguồn vốn và tiếp cận thị trường là nguyên nhân để các DN này chậm chân hơn trong việc mở rộng sản xuất, yếu sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, theo một số DN, nguyên nhân còn xuất phát từ việc khách hàng có xu hướng dịch chuyển tới các DN FDI. Theo bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và XNK giày Phú Yên, từ đầu năm tới nay, DN đã tích cực mở rộng sản xuất, tìm kiếm khách hàng nên số lượng khách hàng, đối tác tới giao dịch, kết nối nhiều nhưng chưa ký kết hợp đồng ngay nên khối lượng XNK chưa thể tăng cao hơn so với năm trước. Chính vì thế, bà Lan kỳ vọng đến cuối năm và đầu năm 2018, khi các khách hàng chốt đơn hàng, ký kết hợp đồng với DN, sản lượng XK sẽ tăng hơn.

Phải thay đổi

Theo một số đánh giá, Trung Quốc tiếp tục chủ trương cắt giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành có công nghệ cao hơn nên đây sẽ là cơ hội để các DN tận dụng, đón nhận nhiều đơn hàng mới. Tuy nhiên, với tình hình nghiêng mạnh về phía DN FDI nêu trên, các DN trong nước phải có sự thay đổi.

Trên thực tế, nhiều DN da giày trong nước đã tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh bằng cách đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dây chuyền máy móc, công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều DN đã “mạnh dạn” mở nhà máy tại các tỉnh vùng xa để tận dụng nguồn nhân công và đất đai giá rẻ như: Công ty giày Viễn Thịnh, Công ty giày Trường Lợi đầu tư nhà máy tại Ninh Bình, Quảng Nam…; hoặc mở nhà máy tại các khu công nghiệp lớn để tăng cường kết nối, gia nhập vào chuỗi liên kết cùng các DN FDI. Chính vì thế, ngành da giày Việt Nam đã thu hút được nhiều nhãn hàng, thương hiệu lớn trên thế giới.

Do vậy, để tăng năng lực cho các DN da giày trong nước, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso cho rằng, DN cần tăng cường hệ thống kết nối thông tin và bằng cách tham gia các hiệp hội, các hoạt động tuyên truyền của bộ, ban, ngành để tiếp cận thông tin liên quan tới XNK và hoạt động kinh doanh của DN. Đặc biệt, DN phải tự chủ động chuẩn bị đội ngũ nhân lực để kết nối thông tin, đáp ứng nhanh các đơn hàng, DN không thể chỉ thụ động chờ khách hàng tự tìm đến. Không những thế, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, việc các DN FDI tăng cường đầu tư cũng là cơ hội để các DN trong nước học hỏi kinh nghiệm, làm động lực để vươn lên và tiến tới liên kết với các DN FDI để thu hút đơn hàng.

Bên cạnh sự tự lực, các DN mong muốn Chính phủ có sự hỗ trợ trong việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để các DN thuận lợi hơn trong hoạt động; đó là những chính sách ưu đãi về vốn, thuế, lao động để DN giảm sức ép về chi phí, thủ tục hành chính. Các DN kỳ vọng, cán cân giá trị XK da giày của Việt Nam sẽ thay đổi, giúp tăng giá trị bền vững cho các DN da giày trong nước nói riêng và khối DN tư nhân trong nước nói chung.

相关文章

最新评论