您现在的位置是:La liga >>正文
【tỷ số cameroon】Quan trọng là đối tượng, cách thức triển khai
La liga823人已围观
简介Việc tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch sản xuất kinh doanhcòn quan trọng hơn hỗ tr ...
Việc tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch sản xuất kinh doanh |
PV:Theo công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng bình quân 11 tháng thấp nhất kể từ năm 2016. Ông đánh giá thế nào về mức lạm phát thấp này trong khi giá cả nhiều mặt hàng tăng cao?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường: Tổng cầu giảm thì lạm phát thấp là không tránh được. Việt Nam đang rơi vào tình trạng “trì lạm”, phát triển trì trệ, giá cả ở mức cao. Đây không phải là hiện tượng bình thường. Mức lạm phát thấp tháng này cho thấy tổng cầu đang yếu. Đáng lẽ mức lạm phát có thể thấp hơn, nhưng do giá nguyên liệu bên ngoài tăng cao nên đã kéo lại, nếu không thậm chí lạm phát có thể âm.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường |
PV: Nhìn từ diễn biến giá cả này, ông dự báo lạm phát cuối năm ra sao? Liệu có đáng lo về tốc độ phục hồi kinh tế?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường: Lạm phát phụ thuộc vào 2 yếu tố là cầu kéo và chi phí đẩy. Mặc dù giá nhiều mặt hàng tăng, nhưng cầu thấp thì lạm phát sẽ khó cao trừ khi có cú sốc bất thường. Nhưng với tình hình hiện nay, điều này khó xảy ra, sức cầu hiện tại cũng khó có khả năng tăng cao hơn trong ngắn hạn.
Về tốc độ hồi phục kinh tế, vấn đề quan trọng là mọi thứ đình trệ không phải do sản xuất kém, hay không có tiền đầu tư mà chính là do dịch bệnh. Chúng ta mới chỉ mở cửa cầm chừng, ngắt quãng, chưa phải trở lại điều kiện bình thường nên kinh tế chưa thể phục hồi hoàn toàn. Việc tới đây hồi phục ra sao phụ thuộc lớn vào diễn biến dịch bệnh.
PV: Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi kinh tế gắn với gói hỗ trợ về tài khóa - tiền tệ. Nhiều ý kiến cho rằng cần có chương trình phục hồi kinh tế đủ lớn, thời gian đủ dài. Nhưng cũng có những ý kiến băn khoăn về nguy cơ lạm phát. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường:Quan điểm của tôi là rất cần thiết có gói hỗ trợ nhưng không nhất thiết phải là gói hỗ trợ thật lớn. Gói hỗ trợ cần phải tính toán kỹ lưỡng ở mức độ phù hợp. Nếu quy mô lớn quá, chuyện lạm phát chỉ là một phần, mà nó thường có độ trễ và do đó có thể gây ra nhiều vấn đề khác cho hệ thống tài chính. Như gói kích cầu năm 2009 đã từng gây ra nhiều hệ lụy về nợ xấu, bong bóng bất động sản... Quy mô chỉ là một phần câu chuyện, cái chính là hỗ trợ vào đâu, cách thực hiện thế nào.
Bối cảnh Việt Nam khác các nước. Ở các nước phát triển, họ hỗ trợ lớn vì nguồn lực lớn, nền kinh tế của họ phát triển, hệ thống kinh tế chính thức chiếm đa số, do đó họ kiểm soát dòng tiền, dễ theo dõi đánh giá các gói hỗ trợ hơn. Còn ở ta, hệ thống kinh tế phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng tương đối. Bên cạnh đó, những năm gần đây, tình hình đầu tư công giải ngân khá chậm, giờ nếu tăng thêm thì liệu có giải ngân hết hay không?
Về phía doanh nghiệp, được hỗ trợ là rất cần. Nhưng điều họ lo nhất là tính rủi ro, bất định do dịch bệnh nên cần chính sách để chia sẻ rủi ro với họ. Chẳng hạn cần có các quy định rõ ràng về quy trình xử lý khi dịch bệnh, cách ly, phong tỏa như nào. Nếu không thì doanh nghiệp cũng không dám mở lại toàn bộ hoạt động kinh doanh, dù có được vay tiền với giá rẻ.
Đương nhiên khi tăng cung tiền sẽ gây ra lạm phát. Tuy nhiên ở Việt Nam mấy năm trước lạm phát cao chủ yếu do tín dụng, do đó với mức tín dụng hiện nay chưa phải điều đáng lo ngại. Năm 2019, 2020 vừa qua nền tăng trưởng tín dụng của chúng ta không cao, nên không phải quá rủi ro. Lo ngại nhất là lạm phát do chi phí đẩy, nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng hiện nay, chúng ta cũng đã chủ động được nhiều mặt hàng trong nước, nên tôi không cho rằng cần quá lo ngại vấn đề này.
Vấn đề đáng lo, như tôi đã nói, không phải lạm phát mà là có tiêu được tiền không, có đúng không hay chệnh hướng vào bất động sản, chứng khoán. Một vấn đề đáng lo hơn là nợ xấu, khả năng năm tới đây sẽ là điều rất cần lưu ý.
PV: Vậy ông có những đề xuất gì để chương trình phục hồi kinh tế tới đây sẽ được khả thi, phát huy hiệu quả tốt nhất?
PGS.TS Vũ Sỹ Cường:Mấu chốt là nền kinh tế được hoạt động bình thường, với các kịch bản phòng, chống dịch bệnh rõ ràng, thống nhất ở các ngành, lĩnh vực, chứ không chỉ đơn giản là quy định theo các địa phương. Các bộ, ngành cần phải có kịch bản cho mình, như giáo dục thì ứng xử thế nào với các cấp độ dịch; tương tự là với vận tải...
Các chính quyền địa phương cũng cần được giao chỉ tiêu về việc làm, an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, thay vì chỉ phòng chống dịch bệnh. Có như vậy, các quyết định đóng hay mở của các địa phương sẽ được cân nhắc theo nhiều góc độ.
Tất nhiên, để làm được, Bộ Y tế cần có những đánh giá cụ thể về tác động của dịch bệnh một cách chi tiết, như nguy cơ lây lan trong nhà trường, nhà xưởng, chung cư... để làm cơ sở cho các quyết định của các ngành khác.
Hiện tại, dù đã có Nghị quyết 128/2021/NQ-CP ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn chưa cụ thể, rõ ràng và thiếu thống nhất.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải chấp nhận rủi ro khi mở lại các hoạt động kinh tế trên các cơ sở tỷ lệ tiêm chủng, các nghiên cứu, đánh giá tác động của ngành Y tế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Dự báo được tình huống dịch mới có cơ hội phục hồi“Mấu chốt là đảm bảo các doanh nghiệp được hoạt động, có thể dự báo được các tình huống khi dịch bệnh diễn ra một cách cụ thể, để họ quyết định sẽ làm gì. Nếu không dự báo được, các doanh nghiệp không thể làm gì được, dù có nguồn tiền hỗ trợ. Về gói hỗ trợ, nên xác định rõ thời gian, có thể trong 2 năm, để các doanh nghiệp cân nhắc, lên kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt, các chính sách cần được thiết kế để thực thi được ngay” - PGS - TS. Vũ Sỹ Cường. |
Tags:
相关文章
Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
La ligaDự báo thời tiết khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sắp có đợt mưa to (Ảnh: T.L)Trung tâm Dự bá ...
【La liga】
阅读更多Chiều 28/4: Chứng khoán châu Á khởi sắc do tâm lý lạc quan của giới đầu tư
La ligaBảng giao dịch chứng khoán tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh:TLTrong đó, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo d ...
【La liga】
阅读更多Đã tìm ra quán quân cuộc thi ‘Hiểu đúng về tiền năm 2021’
La ligaBà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại vòng thi chung kếtC ...
【La liga】
阅读更多
热门文章
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Thiết chế văn hóa thể thao nhiều địa phương vừa thừa vừa thiếu
- Sáng 24/3, Việt Nam không có ca mắc mới COVID
- Top 10 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới
- Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- 68 tỷ USD bị rút khỏi Credit Suisse trong quý I/2023
最新文章
-
Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
-
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 9/5
-
Hapro đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
-
Đại Nội Huế rực rỡ đêm khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế 2024
-
Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
-
Trao thưởng chương trình “MobiFone: Nghe thoại quốc tế
友情链接
- TP.HCM thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển từ 0h ngày 16/2
- TP. Hồ Chí Minh: Gần 100% doanh nghiệp khai thuế qua mạng
- Huy động cao nhiệt điện than trong tháng 5
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật
- Các ngân hàng miễn phí dịch vụ tin nhắn SMS
- Chủ tịch nước làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá
- Các ngân hàng miễn phí dịch vụ tin nhắn SMS
- Second home nghỉ dưỡng dẫn đầu xu hướng đầu tư bất động sản
- Ký kết biên bản ghi nhớ Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến cho ngành Hải quan
- Thanh tra ghi hình hơn 100 địa điểm, các cửa hàng xăng dầu hoạt động bình thường