【tỷ lệ kèo là gì】Cần phân định rõ ràng chế độ quản lý, sử dụng tài sản công

时间:2025-01-10 02:03:05 来源:88Point

trang 6

Với các đơn vị sự nghiệp công,ầnphânđịnhrõràngchếđộquảnlýsửdụngtàisảncôtỷ lệ kèo là gì việc sử dụng tài sản cần phải đa dạng hóa công suất, giảm chi phí.

Bộ Tài chính đang soạn thảo Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) (Luật Quản lý, sử dụng TSNN sửa đổi) có đề cập nhiều đến việc quản lý tài sản (TS) tại các đơn vị này. Các quy định nêu ra đều được xem như biện pháp mạnh để đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với việc sử dụng TSC.

Tạo ra nguồn lợi từ TSC

Theo báo cáo, số đơn vị sự nghiệp được công nhận là ĐVSNCL tự chủ tài chính còn thấp (đến nay mới có 723 đơn vị). Trong khi theo định hướng của Bộ Chính trị là cần đổi mới mạnh mẽ hơn cơ chế hoạt động của ĐVSNCL. Nếu như TSNN của các cơ quan nhà nước chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý nhà nước, bắt buộc phải theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì đối với TS tại ĐVSNCL, mục tiêu cao nhất là phải tạo ra nhiều dịch vụ công với chất lượng tốt, chi phí thấp, theo đó, sử dụng TS phải tối đa hóa công suất, giảm chi phí.

Do đó, theo các chuyên gia soạn thảo, việc quản lý, sử dụng TSC tại các ĐVSNCL là một nội dung rất quan trọng trong Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng TSC. Vì tại thời điểm hiện nay, yêu cầu về quản lý, sử dụng TSC trong khu vực sự nghiệp công lập đã khác đi rất nhiều, mà quan trọng nhất là phải thực hiện được mục tiêu phát huy tối đa quyền và nghĩa vụ tự chủ tài chính của ĐVSNCL nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đình Cường, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, các nội dung đưa ra trong dự thảo luật đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, với việc phân loại các ĐVSNCL theo mức độ và khả năng tự chủ tài chính, những quy định trong dự thảo chủ yếu phù hợp với các

ĐVSNCL chưa tự chủ hoặc mới tự chủ 1 phần. Còn đối với ĐVSNCL tự chủ tài chính thì cần có những quy định mới mang tính đột phá để tạo sự chuyển biến trong cách quản lý.

Do đó, theo ông, cần phân định rõ ràng chế độ quản lý, sử dụng TSC đối với ĐVSNCL tự chủ tài chính và ĐVSNCL chưa tự chủ tài chính.

Các ĐVSNCL tự chủ tài chính được tạo điều kiện đầy đủ để chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp: Tự bù đắp chi phí, tự quyết định về các vấn đề giá, phí trong khung quy định, quyết định phương án phân phối thu nhập theo kết quả hoạt động…

Đối với các ĐVSNCL chưa tự chủ tài chính cần duy trì chế độ quản lý gần với chế độ quản lý, sử dụng TSNN tại khu vực hành chính.

Với cách phân loại này, theo ông Cường sẽ đảm bảo đồng bộ với cơ chế tự chủ về tài chính, về đất đai, về các nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định tại các luật, nghị định mới được ban hành.

Nhà nước không tiếp tục đầu tư cho đơn vị đã tự chủ

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đình Cường, về nguồn hình thành cơ sở hoạt động và mua sắm TS đối với các ĐVSNCL tự chủ tài chính sẽ đề nghị Nhà nước không tiếp tục đầu tư, không giao cơ sở hoạt động hoặc kinh phí để mua sắm TS, trừ một số trường hợp cần thiết có sự hỗ trợ của nhà nước theo quy định của Chính phủ (TS các dự án vay và viện trợ, TS công nghệ cao...). Thay vào đó, các đơn vị này đầu tư xây dựng và mua sắm TS từ các nguồn như: Thu phí, quỹ khấu hao tài sản được để lại, quỹ khuyến khích phát triển sự nghiệp, liên doanh liên kết,… Đối với TSNN đã được đầu tư, mua sắm trước khi Luật TSC có hiệu lực thi hành, ĐVSNCL tự chủ tài chính phải từng bước tính đủ khấu hao để hình thành nguồn tái đầu tư.

Về tiêu chuẩn, định mức sử dụng TS, theo ông Cường, với các ĐVSNCL tự chủ tài chính chỉ áp dụng tiêu chuẩn, định mức do Chính phủ quy định về mua sắm, sử dụng xe ô tô cho các chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công. Bên cạnh đó, ĐVSNCL tự chủ tài chính được chủ động mua sắm phù hợp với nguồn vốn và nhu cầu nhiệm vụ, nhưng phải tuan thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, mua sắm, đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước, hiện có 4 loại TSNN có giá trị lớn gồm: Đất, nhà, ô tô, tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/đơn vị tài sản có tổng nguyên giá là: 1.031.313,82 tỷ đồng (chưa bao gồm tài sản tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân). Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang quản lý 311.606 tài sản, với tổng nguyên giá là: 709.869,59 tỷ đồng (bao gồm 76.120 khuôn viên đất; 199.451 ngôi nhà; 16.032 xe ô tô công và 20.003 tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên).

Vân Hà

推荐内容