当前位置:首页 > World Cup

【kết quả trận nhật bản hôm nay】Đằng sau làn sóng "tẩy chay" TikTok

Có cá nhân bị truy thu thuế hàng tỷ đồng từ thu nhập trên Youtube,Đằngsaulànsóngquottẩkết quả trận nhật bản hôm nay Tiktok
TikTok trấn an quan ngại của giới chức châu Âu về quyền riêng tư
TikTok bị kiện với cáo buộc thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân
Làn sóng “tẩy chay” TikTok tại nhiều nước
Làn sóng “tẩy chay” TikTok tại nhiều nước

Đơn cử, tại Mỹ, Nhà Trắng đã yêu cầu tất cả nhân viên liên bang phải gỡ bỏ ứng dụng này khỏi các thiết bị công vụ. Quân đội và chính quyền tại hơn 25 bang của Mỹ đã cấm TikTok trên các thiết bị công. Lệnh cấm tương tự cũng đã có hiệu lực tại Canada, Đan Mạch và Australia, trong khi CH Séc và Ireland cũng đang điều tra về khả năng bảo mật dữ liệu của TikTok. Ba cơ quan hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) là Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu đã thông báo áp dụng lệnh cấm các nhân viên tải ứng dụng TikTok vào các thiết bị phục vụ công việc kể từ giữa tháng 3 này. Vậy nguyên nhân thực sự đằng sau làn sóng tẩy chay này là gì?

Sự hình thành và phát triển của mạng xã hội Tiktok, còn có tên gọi là Douyin hoặc Vibrato (rung động), bắt nguồn và phát triển bởi công ty ByteDance (công ty công nghệ Internet của Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh) vào tháng 9/2016. Ban đầu, Tiktok là ứng dụng Douyin với phiên bản dành riêng cho người dùng Trung Quốc. Sau đó, phiên bản quốc tế với tên gọi Tiktok được ra đời. Ứng dụng này cho phép xem clip nhạc, quay video ngắn và chèn hiệu ứng đặc biệt, hầu hết video có thời lượng ngắn dưới 1 phút.

Nhìn chung, Tiktok tập hợp các tính năng mới nhất thiên về giải trí, được thế hệ trẻ yêu thích như dễ dàng theo dõi người tạo ảnh hưởng, cập nhật các xu hướng mới, hiệu ứng từ các trò chơi, sản xuất video dễ dàng nhất; đồng thời cho phép người dùng có thể trở thành người sáng tạo và khuyến khích người dùng chia sẻ niềm đam mê, sự sáng tạo thông qua những đoạn video. Năm 2019, Tiktok đã có mặt trên 155 quốc gia với 75 ngôn ngữ, có 500 triệu người trên thế giới sử dụng.

TikTok đã trở thành một cái tên quen thuộc trong những ngày đầu của đại dịch Covid-19 và mức độ phổ biến toàn cầu của nó không hề suy giảm. Nền tảng chia sẻ video này thậm chí đã thúc đẩy các đối thủ truyền thống, như Instagram và YouTube, tung ra các tính năng tương tự các mô hình nội dung dạng ngắn mà TikTok cung cấp.

Tuy nhiên, Tiktok tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, cho phép tin tặc dễ dàng khai thác và chiếm đoạt tài khoản người dùng, giả mạo thông tin, nội dung và tải lên các video trái phép. Lỗ hổng bảo mật đó cho phép tin tặc truy xuất thông tin cá nhân của người dùng và thay đổi nội dung của họ, gửi được các tin nhắn văn bản như thể được gửi từ Tiktok với các đường dẫn độc hại. Những đường dẫn này cho phép nhiều bên thứ ba truy cập được vào tài khoản Tiktok. Sau đó, tải lên video, thao túng hoặc chỉnh sửa các nội dung hiện hữu và lấy đi thông tin cá nhân. Các ứng dụng của Tiktok có quyền truy cập vào bộ nhớ tạm, thu thập tài liệu của người dùng một cách dễ dàng, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm (mật khẩu, số điện thoại, email, mã thẻ ngân hàng…).

Trong một tuyên bố, tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) - chủ sở hữu TikTok - cho rằng các lệnh cấm gần đây là dựa trên "những quan niệm sai lầm cơ bản”, đồng thời khẳng định nền tảng này đã chi hơn 1,5 tỷ USD để tăng cường bảo mật dữ liệu, bác bỏ mọi cáo buộc liên quan.

Gần đây nhất, TikTok đã tung ra biện pháp "Project Clover" nhằm tăng cường bảo vệ dữ liệu người dùng ở châu Âu được đánh giá như là biện pháp xây dựng lòng tin của nền tảng truyền thông xã hội này. Tuy nhiên, việc các nước thường xuyên đưa ra những cảnh cáo và án phạt tài chính đối với TikTok liên quan sai phạm trong nội dung đăng tải và nguy cơ dữ liệu người dùng bị khai thác bất hợp pháp, cho thấy độ tin cậy đối với nền tảng này vẫn rất bấp bênh.

分享到: