VHO - Ngày 17.5,êmmộtlàngđồngbàoDTTSđượccôngnhậnLàngdulịchcộngđồbóng đá tỷ lệ c1 tại làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng và tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc xã Đăk Dục năm 2024.
Nằm cách trung tâm huyện Ngọc Hồi 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng có 110 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống từ lâu đời. Làng được biết đến là điểm tham quan hấp dẫn với những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Giẻ Triêng còn lưu giữ đến ngày nay.
Hiện nay, làng còn lưu giữ nhiều lễ hội cũng như nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Giẻ Triêng. Những giá trị văn hoá này đang được người dân nơi đây phát huy, phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
Cụ thể như: Làm rượu cần; dệt thổ cẩm; chế tác các loại nhạc cụ độc đáo; các hoạt động văn hóa cồng chiêng, múa xoang và một số lễ hội truyền thống vẫn được duy trì như lễ hội Cha chah (ăn than), lễ ăn trâu. Đặc biệt, làng Đăk Răng còn có Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Seang, sân bay Đăk Seang là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân trên địa bàn huyện những năm 1970 - 1975.
Ông Hiêng Lăng Thắng, Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho biết, xác định được tiềm năng, thế mạnh sẵn có về du lịch cộng đồng, UBND xã đã ban hành kế hoạch, tham mưu xây dựng Đề án làng du lịch cộng đồng Đăk Răng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và đã được huyện Ngọc Hồi phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng làng du lịch cộng đồng Đăk Răng.
Sau hơn 3 năm triển khai xây dựng làng Đăk Răng trở thành làng du lịch cộng đồng, đến nay, làng đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Vì vậy, ngày 17.11.2023, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 671/QĐ-UBND công nhận điểm du lịch Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng.
“Việc công nhận Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ, hình thành điểm tham quan du lịch đáp ứng các yêu cầu phục vụ khách tham quan; thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương”, Chủ tịch UBND xã Đăk Dục cho hay.
Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum đã trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng.
Nghệ nhân Ưu tú Blong Vẽ, Già làng làng Đăk Răng phấn khởi nói: “Bà con người Giẻ Triêng rất phấn khởi khi nơi mình sinh sống được chính quyền địa phương công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội để bà con phát huy sức mạnh tập thể, đẩy mạnh những nét đẹp văn hóa, cuộc sống đời thường. Qua đó, tăng thêm thu nhập nhờ làm du lịch; đồng thời, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống”.
Làng Đăk Răng là ngôi làng ở vùng biên giới đầu tiên của huyện Ngọc Hồi được công nhận là Làng du lịch cộng đồng.
Để phát triển du lịch có hiệu quả, một số hộ gia đình có điều kiện đã xây dựng mô hình homestay, tổ chức phục vụ, hướng dẫn du khách tham quan các hoạt động văn hóa tại làng.
Chính quyền xã Đăk Dục còn hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất, người dân địa phương xây dựng mô hình du lịch dịch vụ trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn phục vụ khách du lịch.
Tiếp tục tập trung khai thác các thế mạnh về sản phẩm về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm; kiến nghị cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác du lịch.
Theo bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh hiện có 7 Làng du lịch cộng đồng được UBND tỉnh công nhận gồm: Làng Du lịch cộng đồng Kon K’tu, Làng Du lịch cộng đồng Kon Klor, Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri (TP. Kon Tum); Làng Du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi (huyện Đăk Hà); Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring, Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (huyện Kon Plông) và Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng (huyện Ngọc Hồi).
“Kon Tum là địa phương còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS. Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại những lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế bền vững; giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái; bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Hoạt động du lịch cộng đồng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh có sức lan tỏa, tạo được sự đồng thuận trong người dân tham gia làm du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh”, Phó giám đốc Sở VHTTDL Kon Tum nhấn mạnh.