当前位置:首页 > Thể thao > 【nhận định bóng đá thổ nhĩ kỳ đêm nay】Vận hành nhà máy nước sạch 225 triệu USD và khu công nghiệp Nam Pleiku rộng gần 200 ha 正文

【nhận định bóng đá thổ nhĩ kỳ đêm nay】Vận hành nhà máy nước sạch 225 triệu USD và khu công nghiệp Nam Pleiku rộng gần 200 ha

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 00:11:00

Bộ Giao thông đề nghị bố trí sớm 22 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tưxây cầu Rạch Miễu 2

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xin bố trí vốn chuẩn bị đầu tư - Dự ánđầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

TheậnhànhnhàmáynướcsạchtriệuUSDvàkhucôngnghiệpNamPleikurộnggầnhận định bóng đá thổ nhĩ kỳ đêm nayo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, để kịp thời khắc phục tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng, mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 60 đoạn qua cầu Rạch Miễu hiện hữu, vào tháng 6/2019, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hình thức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư Dự án bằng nguồn vốn đầu tư công trong nước và bố trí vốn cho dự án từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để Bộ GTVT triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư.

Cầu Rạch Miễu 1 được đưa vào khai thác từ năm 2009 thường xuyên bị ùn tắc giao thông vào những dịp cuối tuần.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời Bộ GTVT về hình thức đầu tư Dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ GTVT phối hợp với các cơ quan liên quan sớm đẩy nhanh các thủ tục đầu tư Dự án bằng nguồn vốn đầu tư công trong nước theo đúng quy định hiện hành.

Để có đủ điều kiện bố trí vốn thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo quy định, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bố trí 22 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% của bộ này để triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư dự án. “Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT sẽ khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư theo đúng quy định hiện hành”, Bộ trưởng Thể cho biết.

Trước đó, vào tháng 5/2019, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư Dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trên QL60 bằng nguồn vốn đầu tư công trong nước với tổng mức đầu tư khoảng 4.662 tỷ đồng. Với phương án này, Bộ GTVT cho biết là có thể rút ngắn được thời gian chuẩn bị đầu tư, chủ động trong việc bố trí vốn nên có thể hoàn thành công trình vào năm 2024.

Cầu Rạch Miễu 2 từng được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đầu tư dự án theo hình thức PPP tại thời điểm hiện nay là khó khả thi, nguyên nhân trong phạm vi tổng chiều dài tuyến 115km của tuyến QL60 đang được nghiên cứu Dự án, có các Dự án BOT đã và đang triển khai thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (hoàn thành năm 2009) có trạm thu phí tại Km4+617 và đang triển khai giai đoạn 2 của Dự án này để mở rộng 4 đoạn tuyến QL60 nối từ cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác năm 2019 và kết thúc thời gian thu phí vào năm 2034; Dự án đầu tư xây dựng cầu Cổ Chiên nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh (hoàn thành năm 2015) có trạm thu phí đặt tại Km44+267, kết thúc thời gian thu phí năm 2027. Hiện nay, hai trạm thu phí nêu trên cách nhau khoảng 40km.

Do Dự án có kinh phí đầu tư lớn, nên mặc dù Bộ GTVT và UBND tỉnh Bến Tre đã phối hợp kêu gọi Nhà đầu tư nhưng các Nhà đầu tư bao gồm cả Nhà đầu tư đang triển khai Dự án xây dựng cầu Rạch Miễu đều từ chối thực hiện do mức độ rủi ro cao, phương án tài chính không khả thi; có Nhà đầu tư quan tâm nhưng phương án đề xuất không phù hợp quy định pháp luật.

Quảng Ninh sắp đón 40 triệu USD vốn FDI từ nhà đầu tư Hàn Quốc

Mới đây, ông Park Hyo Gyun, Chủ tịch Công ty Bumjin Electronic đến từ Hàn Quốc đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện dự án tại thị xã Quảng Yên.

Tại buổi làm việc, ông Park Hyo Gyun cho biết, Công ty đang chuẩn bị triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị âm thanh tại Khu công nghiệp Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh với tổng mức đầu tư 40 triệu USD. Dự kiến tháng 10/2019, dự án sẽ được khởi công xây dựng và đi vào sản xuất trong tháng 12/2019.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Minh Toàn.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, dự án đầu tư của Công ty Bumjin Electronic là lĩnh vực mà tỉnh Quảng Ninh đang ưu tiên thu hút đầu tư. Để đảm bảo đúng tiến độ thời gian mà công ty đã đặt ra, tỉnh Quảng Ninh khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa trong quá trình triển khai dự án.

Ông Thắng cũng chia sẻ thêm với nhà đầu tư về thông tin tỉnh Quảng Ninh đang đề xuất Chính phủ cho phép thành lập Khu kinh tếven biển Quảng Yên với các chính sách ưu đãi tốt hơn. Đồng thời, ông Thắng bày tỏ mong muốn bên cạnh việc triển khai dự án, Công ty Bumjin Electronic sẽ trở thành cầu nối giữa Quảng Ninh với các nhà đầu tư Hàn Quốc để góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệpHàn Quốc tại Quảng Ninh trong thời gian tới.

Công ty cổ phần Camimex Group tìm hiểu đầu tư dự án nuôi tôm tại Quảng Trị

Ngày 5/9, UBND tỉnh Quảng Trị có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Camimex Group về định hướng triển khai nuôi tôm thí điểm tại Cửa Tùng.

Tại buổi làm việc, Công ty cổ phần Camimex đã đưa ra phương án liên doanh, liên kết, phát triển nuôi tôm tại Quảng Trị. Theo đó, thời gian cho thuê đất triển khai dự án 30 năm. Về hiệu quả kinh tế, nếu đề án được triển khai thực hiện sẽ mang lại nguồn thu nhập hàng năm cho Công ty Cổ phần Camimex Group khoảng hơn 196,4 tỉ đồng, chưa kể phần nộp thuế cho ngân sách nhà nước và nộp tiền thuê đất của công ty.

UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với Công ty cổ phần Camimex về dự án nuôi tôm.

Đề án góp phần tạo nguồn thu, đảm bảo ngân sách hoạt động của Trung tâm Giống thủy sản tỉnh khi đơn vị chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; giúp người nuôi trồng thủy sản giảm chi phí đi lại, lưu trú khi mua giống tại các cơ sở sản xuất giống phía Nam. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng con giống thủy sản hiện đang còn thiếu trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên đơn vị và người dân địa phương.

Trước đó, ngày 20/8/2019, Công ty Cổ phần Camimex Group đề xuất mở rộng ra xung quanh Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng (dọc theo các tuyến đường DT9, DT573 và phía trên DT573) để có diện tích cho dự án mới là 28 – 30 ha. Sở NN&PTNT Quảng Trị đã tham gia khảo sát thực địa với Sở TN&MT, các sở, ban ngành địa phương liên quan và thống nhất cho Công ty Cổ phần Camimex Group thuê 1,2 ha của Trại giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng. Việc mở rộng khu vực nuôi theo đề xuất trên đã có quy hoạch khu du lịch dịch vụ Cửa Tùng do đó không phù hợp, đề nghị công ty chọn vị trí khác để nghiên cứu đầu tư.

Sau khi nghe lãnh đạo Công ty cổ phần Catimex trình bày về ý tưởng thực hiện dự án, ý kiến tham gia phát biểu của các ngành, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Tỉnh đang tích cực thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, do đó luôn đón nhận các tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đến đầu tư các dự án sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao.

Việc Công ty cổ phần Catimex thành lập doanh nghiệp tại Quảng Trị để triển khai dự án liên doanh, liên kết, phát triển nuôi tôm khẳng định sự quyết tâm của đơn vị đầu tư lâu dài tại địa phương. UBND tỉnh đồng ý cho công ty thuê 1,2 ha của Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng để thực hiện dự án nuôi tôm thí điểm, sau đó sẽ tiếp tục nghiên cứu một số địa điểm thuận lợi khác để đầu tư mở rộng quy mô. Tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương đồng hành cùng công ty, tạo những điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai dự án.

Được biết, tại Quảng Trị, tính đến cuối năm 2018 diện tích nuôi tôm thâm canh 511,89 ha; diện tích nuôi tôm bán thâm canh 420,96 ha. Sản lượng nuôi tôm đạt 4.532 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 679,8 tỉ đồng.

Năm 2018, Quảng Trị triển khai 10 mô hình nuôi tôm trên địa bàn 4 huyện, thành phố nhằm từng bước đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ cao, các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể nhân rộng ra trên địa bàn. Nghề nuôi tôm đã tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Về định hướng phát triển nuôi tôm trong thời gian tới, Quảng Trị xác định đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm đạt 1.500 ha và hình thành một số vùng nuôi tôm công nghệ cao, tổng sản lượng đạt khoảng 8.800 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 1.500 tỉ đồng...

Chính thức vận hành nhà máy nước sạch 225 triệu USD lớn nhất miền Bắc

Sáng 5/9, Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc đã khánh thành giai đoạn 1 (300.000m3 ngày/đêm) tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Tại buổi Lễ khánh thành, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: "Khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 là một sự kiện quan trọng đối với TP. Hà Nội và người dân Thủ đô. Đây là một Nhà máy nước được thi công với thời gian ngắn nhất với công suất lớn nhất, có tiêu chuẩn nước cao nhất từ trước đến nay".

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trao Bằng công nhận Công trình chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2019) cho Nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1

Sự kiện khánh thành giai đoạn I Nhà máy Nước mặt Sông Đuống là minh chứng rõ nét cho những cam kết, nỗ lực của Thành phố trong việc thu hút, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, cũng như việc hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư về thủ tục, mặt bằng trong quá trình triển khai dự án. Đây cũng là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ khi thay đổi mô hình đầu tư kinh doanh nước sạch của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Thủ tướng đã quyết định tất cả các công ty nước sạch không nắm giữ 51% mà huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư”, Chủ tịch UBND TP nói.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Nước mặt Sông Đuống đồng thời là vị cá mập (shark) mới của chương trình Shark tank Việt Nam, khẳng định Nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng là dự án dân sinh lớn nhất cả nước hiện nay.

Chia sẻ thêm về tầm nhìn và định hướng của dự án, Chủ tịch HĐQT Công ty Nước mặt Sông Đuống Đỗ Thị Kim Liên cho biết: “Mục tiêu, khát vọng của NMNM Sông Đuống là mang nguồn nước sạch sinh hoạt đến toàn bộ những khu vực thiếu nước của Thủ Đô và những tỉnh lân cận. Chúng tôi khẳng định nếu UBND TP.Hà Nội và các tỉnh khác đặt hàng, cứ mỗi 12 tháng, chúng tôi có thể cung cấp thêm 150,000m3 nước sinh hoạt sạch mỗi ngày đêm, để tiếp tục lan toả nguồn sống, giá trị nhân văn cho cộng đồng.”

Giai đoạn 1A của dự án cũng hoàn thành chỉ sau 18 tháng với công suất 150.000 m3 nước/ngày đêm, đây là mức thời gian thực hiện nhanh kỷ lục của một dự án an sinh xã hội. Giai đoạn 1B của dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2019, về đích trước so với đự kiến, nâng công suất lên mức 300.000 m3/ngày đêm", bà Liên cho hay.

Tại sự kiện, Tập đoàn AquaOne cũng ký kết các hợp đồng và biên bản hợp tác với các đối tác: Thoả thuận Hợp tác chiến lược với đối tác WHA (Vương quốc Thái Lan); Thoả thuận cung cấp tín dụng của tập đoàn AOne (CHLB Đức) cho dự án lắp đặt pin năng lượng mặt trời tại các Nhà máy Nước...

Điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn gần 2.700 tỷ đồng

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 (đợt 3).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án tại Phụ lục 1c kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng 1.218,639 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án tại Phụ lục 1c kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội từ nguồn dự phòng 10% vốn nước ngoài tại bộ, ngành, địa phương; đồng thời, giao bổ sung 2.962,613 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án tại Phụ lục 1c kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội từ nguồn vốn nước ngoài tăng thêm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2019 cho các dự án tại Phụ lục 1b kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung 25 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 cho tỉnh Quảng Trị và giao bổ sung 46 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 cho tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Trà Vinh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng giao 1.427,752 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2019 cho các địa phương.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ tổng số kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020, vốn ngân sách trung ương năm 2019 và danh mục dự án quy định ở trên giao cho các bộ, cơ quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án tại Phục lục 1b, 1c kèm theo Nghị quyết số 71/2018/QH14, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương năm 2019 theo ngành, lĩnh vực, chương trình; đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán, các cơ quan liên quan về tính chính xác của các thông tin, số liệu, danh mục và mức vốn bố trí cho các dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, xác định cụ thể những dự án của các bộ, ngành, địa phương đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020 nhưng không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao; trên cơ sở đó, tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/10/2019 điều chỉnh giảm vốn vay trong nước (vốn trái phiếu Chính phủ) tương ứng với số vốn nước ngoài đã được điều chỉnh tăng thêm cho các dự án tại Phụ lục 1b, 1c theo đúng Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội.

Đầu tư xây dựng khu công nghiệp Nam Pleiku rộng gần 200 ha

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 1118/QĐ-TTg chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nam Pleiku - tỉnh Gia Lai.

Thời gian thực hiện dự án là 50 kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư. Quy mô dự án 191,55 ha. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Sê là nhà đầu tư dự án.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Gia Lai quy định cụ thể tiến độ thực hiện dự án theo quy định, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

UBND tỉnh Gia Lai tự chịu trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, quản lý và sử dụng tài sản công, kinh doanh bất động sảnvà pháp luật có liên quan.

Rà soát và xác định diện tích đất thực hiện dự án. Trường hợp đây là tài sản công thì việc thu hồi và xử lý tài sản công phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định về quản lý và sử dụng tài sản công. Thực hiện việc giao đất cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai; đảm bảo quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư, đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm, đảm bảo nhà đầu tư có đủ điều kiện được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế và các cơ quan liên quan tỉnh Gia Lai yêu cầu nhà đầu tư góp đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đầu tư các dự án khác ngoài dự án này; cụ thể phương án huy động vốn vay để thực hiện dự án bằng các hợp đồng tín dụng đảm bảo tính khả thi trong quá trình huy động nguồn lực thực hiện dự án.

Đồng thời giám sát quá trình thực hiện dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt và việc góp vốn thực hiện dự án và huy động vốn đầu tư dự án của nhà đầu tư theo đúng cam kết đảm bảo vốn thực hiện góp theo đúng quy định của pháp luật đất đai; giám sát việc bổ sung vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê theo tiến độ góp vốn của dự án như cam kết.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn địa phương và chủ đầu tư thực hiện các quy định pháp luật về đất đai và môi trường.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su chịu trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư vào dự án; đảm bảo việc sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định; bổ sung vốn chủ sở hữu cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê theo đúng cam kết để đảm bảo nhà đầu tư đáp ứng điều kiện về năng lực tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai.

TP.HCM: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ban ngành về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên.

Theo đó, lãnh đạo Thành phố yêu cầu các Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định rõ cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại hoặc hỗn hợp), sự cần thiết đầu tư dự án, quy mô đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội và trách nhiệm trả nợ khi trình đề xuất các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài, kiên quyết không trình đề xuất các chương trình, dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp hoặc không rõ ràng.

TP.HCM kiên quyết siết lại các dự án sử dụng vốn ODA.

Cụ thể, khi trình chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn vay ODA/vốn vay ưu đãi, các Chủ đầu tư chỉ được phép sử dụng vốn vay ODA/vốn vay ưu đãi cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Ngoài ra, chỉ đề xuất sử dụng vốn vay theo các tiêu chí: ưu tiên sử dụng vốn vay cho khoản chi bằng ngoại tệ (chi nhập khẩu/mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tư vấn nước ngoài); khoản chi cho cấu phần xây lắp trong tổng mức đầu tư; khoản chi có liên quan đến chuyển giao công nghệ; giải trình rõ sự cần thiết vay vốn có yêu cầu ràng buộc của nhà tài trợ về xuất xứ hàng hóa, nhà thầu.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu các chủ đầu tư không sử dụng vốn vay để nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, mua sắm ô tô, thiết bị văn phòng, vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành, chi đào tạo, hội thảo.

Vốn đối ứng được sử dụng để chi chuẩn bị dự án đầu tư, nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án theo quy định, không sử dụng vốn vay.

Đối với các chương trình, dự án đã ký kết và có hiệu lực, đang triển khai thực hiện thì các đơn vị chủ đầu tư phải nghiên cứu, cắt giảm các khoản chi mang tính chất quản lý hành chính như mua sắm xe ô tô, thiết bị văn phòng, khảo sát nước ngoài, nâng cao năng lực, quản lý dự án, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở thống nhất với nhà tài trợ.

Không gia hạn thời gian thực hiện đối với cấu phần chi thường xuyên của các chương trình, dự án ODA đang triển khai thực hiện.

Sau khi ký kết Hiệp định/ Thỏa thuận vay các chương trình/dự án, các đơn vị chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền  đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn, đề xuất nhu cầu vốn để đưa vào bố trí dự toán ngân sách hàng năm nhằm kịp thời có thể giải ngân theo tiến độ đã cam kết.

Dự luật PPP sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh để thu hút nhà đầu tư

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung, dự luật PPP sẽ đưa ra các cơ chế bảo lãnh như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro... Đây là các cơ chế đột phá, cần thiết để thu hút nhà đầu tư tham gia dự án theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019 diễn ra tối 4/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho biết, đối với Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, trước đây dự án được thực hiện cơ chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) có sự hỗ trợ của nhà nước.

"Dự án có tổng mức đầu tư khá lớn khoảng 750 triệu USD, trong đó Nhà nước hỗ trợ 250 triệu USD từ phần vốn bảo lãnh vốn vay của Ngân hàngThế giới, dự kiến là phần vốn tham gia dự án của nhà nước. Nhà đầu tư Bitexco và một nhà đầu tư khác bỏ ra 500 triệu USD, trong đó riêng Bitexco sẽ bố trí 60%, tương đương 300 triệu USD. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã không thành công", ông Trung làm rõ thêm.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, đến tháng 3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chấm dứt thí điểm dự án theo cơ chế này. "Dự án Dầu Giây - Phan Thiết sau khi dừng thực hiện đã đưa vào thành phần thực hiện theo hình thức BOT thuộc Dự án cao tốc Bắc-Nam theo Nghị quyết 52 của Quốc hội. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 14.300 tỷ đồng, nhà nước sẽ tham gia khoảng 2.500 tỷ đồng để đảm bảo phương án tài chính cho dự án", Thứ trưởng Trung cho hay.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, Chính phủ đang trình Quốc hội thông qua Dự án Luật PPP. Dự luật này trên cơ sở được kế thừa các quy định đang có để thực hiện các dự án PPP như Nghị định 108, Nghị định 15, Nghị định 63… Các nghị định này là khung khổ pháp lý để thực hiện các dự án PPP thời gian qua.

Dẫn chứng cho vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung cho biết, đến nay đã thực hiện 336 dự án PPP, trong đó có 140 dự án BOT, 188 dự án BT và các dự án theo hình thức khác. "Mặc dù còn nhiều vấn đề tồn tại nhưng các dự án PPP đã góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển đất nước và phục vụ cuộc sống của nhân dân", ông Trung nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Trung, hiện nay các quy định pháp lý mới dừng ở mức Nghị định, chưa đảm bảo khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến PPP. Trong khi đó, các dự án PPP có quy mô vốn lớn, thời gian đầu tư kéo dài nên phải có khung pháp lý để đảm bảo ổn định đối với các dự án.

"Các dự án PPP hiện nay chưa có sức hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nên trong dự luật có đưa ra các cơ chế bảo lãnh, ví dụ như cơ chế chuyển đổi ngoại tệ, cơ chế chia sẻ rủi ro... Đây là cơ chế thực sự cần thiết để thu hút các dự án PPP. Dự án PPP bản chất là dự án đầu tư công nhưng do hạn chế về nguồn lực nên chúng ta kêu gọi nhà đầu tư tư nhân thực hiện và trong tất cả các dự án, Chính phủ đều có phần tham gia để đảm bảo khả năng đảm bảo thực hiện dự án hiệu quả", ông Trung nêu rõ.

Theo kế hoạch, Dự án Luật PPP sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019) và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

Thêm dự án Khu đô thị gần 300 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh cùng với Công ty Cổ phần Sơn An Hương Sơn (Tập đoàn Sơn An) vừa khởi công Dự án Khu đô thị Nam Phố Châu, với tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn.

Dự án này với tổng diện tích 6,3 ha, tọa lạc tại vị trí đường Trần Kim Xuyến giao với đường Lương Hiển, thị trấn Phố Châu. Đây là một trong những vị trí đắc địa và thuận lợi nhất tại trung tâm của huyện này, được quy hoạch gần 200 nền với hạ tầng đồng bộ, đầy đủ công trình giải trí toàn diện.

Một phần của phối cảnh dự án Khu đô thị Nam Phố Châu.

Đại diện Tập đoàn Sơn An cho hay, dự án là sự kết hợp hoàn hảo giữa khu dân cư và thương mại dịch vụ với những tiện ích như: Khu mua sắm, siêu thị tiện ích; phòng tập Gym, công viên cây xanh, khu vực thể dục thể thao, hồ bơi đẳng cấp, sân bóng đá mini… Dự án Khu dân cư Nam Phố Châu hoàn thành hứa hẹn mang đến một cuộc sống hiện đại, tiện nghi, đẳng cấp, góp phần đem lại những giá trị chất lượng nhất cho người dân tại huyện Hương Sơn; và cũng là bộ mặt, góp phần xây dựng nên thị trấn Phố Châu nói riêng và huyện Hương Sơn nói chung có một diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Được biết, tập đoàn Sơn An (tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Sơn An) được thành lập ngày 11/6/2008 tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) với vốn điều lệ 93,37 tỷ đồng. Tới năm 2010 Sơn An thành lập thêm Công ty CP XD Sơn An Bửu Long với vốn điều lệ 30 tỷ đồng sau này đổi tên thành Công ty CP XD Sơn An Phát chuyên về lĩnh vực xây dựng, thi công các công trình trong và ngoài tỉnh…

Với tiềm lực về tài chính, cùng đội ngũ nhân sự năng động, chuyên môn cao là tiền đề giúp Sơn An đi vào thị trường bất động sản khá thuận lợi, nhiều dự án được triển khai và bàn giao đúng tiến độ, được khách hàng đánh giá cao.

Trong các dự án đã được Sơn An triển khai, đáng chú ý nhất trong giai đoạn gần đây chính là dự án Dự án nhà ở xã hội Sơn An Plaza tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, đã được Bộ Xây dựng đề xuất vay vốn trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ. Đây là dự án nhà ở phúc lợi xã hội với mong muốn góp một phần công sức nhằm giúp đỡ những người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ổn định cuộc sống, dự án đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của đông đảo người dân.

Bên cạnh đó, tại quê hương Hà Tĩnh, Sơn An đã tích cực góp một phần không nhỏ cùng các địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thông qua các dự án đầu tư như: Dự án Chợ Gôi (xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), Dự án khu đô thị Nam Phố Châu (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh)... Với nền tảng uy tín được thiết lập ngay từ những ngày đầu mới thành lập, cho nên tất cả các dự án đầu tư của Sơn An đều phải thỏa mãn các yếu tố về chất lượng công trình, thiết kế hiện đại, sang trọng đi đôi với giá cả phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, người lao động có thu nhập trung bình và thấp.

标签:

责任编辑:La liga